Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dược liệu quý giá trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng chống nhiều bệnh kể cả ung thư, ung bướu và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Hơn nữa là một trong những loại nấm dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh,…Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi xin hướng dẫn bà con các kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm và thu hái nấm bào ngư như sau.

Nấm bào ngư là gì? Đặc điểm của nấm bào ngư ( Nấm Sò )

Nấm bào ngư là gì

Nấm bào ngư là một loài nấm thuộc họ Pleurotaceae, có nhiều tên gọi khác như nấm trắng, nấm dai, nấm sò.

Đây là loại nấm được dùng khá phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Nấm bào ngư có hình dạng phễu lệch, mũ nấm xòe, chóp nấm lõm nhẹ, dưới mũ nấm có lớp tơ mỏng. Nấm bào ngư mọc chủ yếu mọc thành cụm, ít mọc đơn lẻ.

Nấm bào ngư có mấy loại?

Có hai loại nấm bào ngư. Nấm bào ngư có mũ màu xám, được gọi là nấm bào ngư xám. Nấm bào ngư có mũ màu trắng, được gọi là nấm sò trắng hay nấm bào ngư trắng.

Nấm bào ngư trắng và nấm bào ngư xám

Nấm bào ngư được trồng ở đâu?

Nấm bào ngư được trồng ở đâu

Trong tự nhiên, nấm bào ngư thường mọc trên các thân cây khô. Trong môi trường nuôi trồng nông nghiệp, nấm bào ngư được trồng trên rơm, bã mía, mùn cưa cao su.

Tại các nông trại của Việt Nam, nấm bào ngư thường được trồng bằng phôi gỗ mùn cưa cao su cấy theo nấm.

Trồng nấm bào ngư có khó không?

Nấm bào ngư mọc tự nhiên như nhiều loài nấm khác,và hiện nay nuôi trồng nấm  trong môi trường nông nghiệp bằng phương pháp cấy meo nấm trên rơm, rạ, bã mía, mùn cưa cây cao su phổ biến hơn cả.

Hiện nay trên thị trường đã có nhiều phôi nấm đã cấy meo nấm sẵn bán tại các cửa hàng bán đồ nông sản, cây giống để bạn có thể trồng tại nhà.

Nấm bào ngư

Việc nuôi trồng nấm không quá khó nhưng đòi hỏi kiến thức kỹ thuật đúng và sự tận tâm chăm sóc, theo dõi, kiên trì thì mới có thể nuôi nấm thành công được.

Điều kiện tiên quyết để nuôi nấm bào ngư thì cần phải đảm bảo đúng nhiệt độ ưa thích của nấm.

Trồng nấm bào ngư

Nấm bào ngư ưa điều kiện khí hậu mát mẻ nên cần phải luôn giữ trại nấm ở nhiệt độ đủ và ổn định, không được hơi nóng quá hay hơi lạnh quá.

Trong quá trình nuôi, hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp hay gió lùa vào phôi nấm hoặc tai nấm để tránh bị héo, móp, thậm chí là chết cây. Duy trì độ ẩm luôn khoảng 60 – 65%, độ ẩm không khí 80 – 85%.

Nấm bào ngư

Chỉ cần đảm bảo môi trường nuôi trồng thuận lợi là cây nấm sẽ phát triển tốt một cách tự nhiên và nhanh chóng, bên cạnh sự quan sát thường xuyên phát hiện sâu bệnh.

Sau khoảng 25 ngày ươm là nấm đã bắt đầu sinh trưởng. Chăm tưới nước phun sương khoảng 4-6 lần/ngày để nấm lên khỏe mạnh. Khi thấy tai nấm to khoảng 3-5cm là đã có thể thu hoạch.

Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư Đơn Giản Tại Nhà

Xử lý nguyên liệu trồng nấm

  • Nấm bào ngư phát triển trong điều kiện không có ánh sáng và gió thổi vào, vì vậy nơi trồng nấm phải thông thoáng, không có ánh sáng hay gió. Nấm bào ngư phát triển nhanh ở điều kiện độ ẩm từ 60 – 65%, độ ẩm không khí 80 – 85%.
  • Trước khi trồng, cho rơm rạ, mùn cưa, tro trấu ngâm vào nước vôi pha nước loãng khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra để ráo nước.
  • Tiến hành ủ nguyên liệu trong 2 đợt. Đợt 1 ủ trong vòng từ 3 – 4 ngày, mỗi ngày đều tưới nước tạo độ ẩm cho rơm và xới đảo rơm cho đều. Sau đó dùng dao cắt rơm thành từ đoạn dài từ 7 – 10 cm rồi mang ủ đợt 2 trong vòng 2 – 3 ngày.
  • Sau khi đã ủ nguyên liệu qua 2 đợt thì tiến hành khử trùng rơm rạ, tro trấu hoặc mùn cưa trong hơi nước ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 3 – 4 tiếng để diệt mầm bệnh có trong nguyên liệu.

Loại nấm này rất giàu dinh dưỡng. Ảnh minh họa.

Loại nấm này rất giàu dinh dưỡng. Ảnh minh họa.

Chuẩn bị nhà nuôi trồng nấm bào ngư

  • Yêu cầu về vật liệu làm nhà nuôi trồng nấm bào ngư: làm nhà nấm bào ngư bằng tre, lá, lưới, ny lon. Có thể tận dụng sàn nhà để treo bịch phôi nấm, xung quanh nhà trồng nấm có thể bao lưới cước hoặc nylon để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng giúp cho nấm phát triển tốt.
  • Yêu cầu nhà để nuôi trồng nấm bào ngư: phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí, thoát nước và giữ được độ ẩm. Các bịch phôi nấm có thể xếp đặt trên các bệ (bằng tre hay sắt) hoặc treo dưới các thanh ngang, mỗi hàng cách nhau 20 – 30cm, mỗi dây cách nhau 20 – 25cm, mỗi dây có thể treo từ 6 – 10 bịch phôi. Tốt nhất bố trí dàn treo theo từng khối một, mỗi khối rộng từ 1,4 – 1,6m, chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi khối chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu hái.
  • Trước khi đưa nấm vào nhà nuôi trồng ta cần khử trùng nhà nấm bằng vôi bột cứ 100gr vôi bột/1m2 rãi đều xung quanh nền nhà nuôi trồng nấm bào ngư.
  • Sau khi nhà nấm chuẩn bị xong ta tiến hành đưa bịch phôi nấm vào chăm sóc.
Xem Thêm:   Đội hình Tunisia - Cầu thủ nổi bật, sơ đồ chiến thuật và đánh giá sức mạnh

Trồng nấm

  • Phôi giống nấm bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản, cây giống.
  • Cho nguyên liệu trồng nấm chia đều vào bịch bóng. Dùng tay gập 2 đáy túi nilon lại cho vuông góc, tiến hành cho lớp rơm rạ đầu tiên vào đáy túi rồi đè nén rơm rạ sao cho thật chặt xuống đáy túi nilon, lớp rơm dày khoảng 5cm.
  • Sau đó tiến hành rải phôi nấm giống vào xung quanh thành túi nilon. Chú ý ép sát phôi nấm ra phía ngoài thành túi.
  • Tiếp tục cho lớp rơm thứ 2 lên rồi rải tiếp phôi nấm sát phía ngoài thành túi như vậy. Chú ý đến lớp rơm trên cùng thì phải rắc phôi nấm đều trên mặt rơm, trừ một vùng tròn nhỏ để nhét miếng bông gòn vào trên miệng túi và dùng dây thun cột chặt nút bông với miệng túi nilon lại.
  • Mỗi tầng rơm cho vào túi nilon dày khoảng 5 – 7cm và mỗi túi nilon sẽ làm được 4 tầng nấm. Mỗi túi nilon sẽ cấy khoảng 50g giống nấm.

Nấm bào ngư là một trong những loại nấm dễ trồng nhất. Ảnh minh họa.

Nấm bào ngư là một trong những loại nấm dễ trồng nhất. Ảnh minh họa.

Chăm sóc

  • Sau khi trồng nấm xong thì tiến hành đưa bịch nấm vào phòng ươm. Phòng ươm phải thoáng mát, không có ánh sáng, nếu có ánh sáng mạnh chiếu vào sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và chất lượng nấm.
  • Kê các bịch nấm lên các kệ đỡ hay giàn giá trong vòng 20 – 25 ngày. Mỗi bịch nấm cách nhau 2 – 3cm để tạo độ thông thoáng cho nấm sinh trưởng.
  • Sau 25 ngày ươm nấm thì tiến hành kiểm tra bịch nấm, khi ở đáy bịch nấm có màu trắng lan tỏa thì đó là hiện tượng nấm giống đang bắt đầu sinh trưởng. Lúc này tiến hành bỏ nút bông gòn ở miệng túi ra rồi dùng tay nén không khí trong bịch ra ngoài, sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.
  • Sau đó, dùng dây bằng nilon cột bịch nấm lên cao.
  • Tiến hành rạch mỗi bịch nấm khoảng 6 – 8 vết rạch (vết rạch dài từ 3 – 4 cm và rạch so le xung quanh bịch nấm). Khi bịch nấm rạch được 4 – 6 ngày thì nấm sẽ bắt đầu mọc. Không nên rạch sát đáy hoặc sát miệng bịch nấm.
  • Mỗi ngày tưới nước phun sương từ 4 – 6 lần cho bịch nấm.

Nấm bào ngư cho thu hoạch. Ảnh minh họa.

Nấm bào ngư cho thu hoạch. Ảnh minh họa.

Cách tưới nước hiệu quả cho nấm bào ngư:

  • Nước có Độ PH là 6.5 – 7.5 là tốt nhất.
  • Không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm. Tùy theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít để tạo ẩm cho nhà trồng nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần (khi mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới). Lưu ý là không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm mà làm hư hỏng nó và biến dạng tai nấm.
  • Tưới nước dạng phun sương, lượng nước ít (phun sương hạt mịn) nhưng kéo dài thời gian tưới sao cho nhìn bề mặt mũ nấm có lớp nước đọng lại.
  • Trung bình ngày tưới 3-6 lần.
  • Trong thời gian này nấm rất cần độ ẩm: Nếu thiếu nước, nấm sẽ cằn cỗi, ăn rất dai. Nếu tưới nhiều nước, nấm sẽ có màu vàng.
Xem Thêm:   +6 Cách Phân Biệt Trầm Hương Thật Giả Đơn Giản & Chính Xác Nhất

Lưu ý: Trong quá trình tưới nước cho nấm, có thể sử dụng thêm chất kích thích sự trẻ hóa, giúp nấm tươi tắn, tăng sức đề kháng, năng cao tính thương phẩm, nâng cao chất lượng, sớm được thu hoạch, tăng sản lượng trên 35% Xytokinin DA6 (tan hoàn toàn trong nước), Xytokinin – Kinetin hoặc Xytokinin BA6 với liều lượng khuyến cáo: nồng độ 5ppm phun từ 2 – 3 lần tương ứng 5g/1000 lít nước.

Kỹ thuật thu hái nấm bào ngư hiệu quả

  • Nấm mọc tập trung thành cụm nên khi nấm đủ lớn cần hái cả cụm (trong cụm nấm có 2-3 tai lớn).
  • Dùng tay nắm lấy phần cuống nấm kéo nhẹ và lấy hết cả chân nấm. Khi hái xong phải quan sát và thu hết những chân nấm còn sót lại bên trong cổ túi phôi.
  • Sau khi thu hái Nấm, vệ sinh thu hết những phần chân nấm còn lại. Dùng nắp nhựa đậy ở đầu bịch phôi sau 7 – 10 ngày thì mở nắp để thu tiếp tục.
  • Sau đó, tiếp tục chăm sóc như lúc ban đầu và cứ như vậy lặp lại từ 5-10 lần là kết thúc quá trình thu hái. Mỗi đợt cách nhau 15 – 25 ngày.
  • Sau khi hái nấm, không nên tưới nước ngay vào bịch nấm mà phải đợi vài tiếng sau mới tưới vì nếu tưới ngay lúc vừa hái nấm xong thì sẽ dễ khiến các phôi nấm trong bịch nấm sẽ dễ chết thối.
  • Sau khi thu hoạch nấm đợt 1 thì ngừng tưới nước khoảng 5 – 7 ngày cho nấm mọc ra tán mới. Khi bịch nấm hết đợt ra nấm thì ngừng tưới nước vào bịch nấm, chỉ tưới nước lên nền và xung quanh để phòng tạo ẩm mỗi ngày. Sau 3 – 4 ngày mới bắt đầu tưới phun sương vào các bịch nấm để tạo ẩm và kích thích nấm kết nụ tiếp.

Thu hoạch

  • Khi tai nấm có đường kính từ 3 – 5cm là có thể thu hoạch. Hái cả cụm nấm vặn cho sát gốc, nếu để gốc lại thì sẽ rất dễ gây nhiễm bệnh cho bịch nấm.
  • Sau khi hái nấm, không nên tưới nước ngay vào bịch nấm mà phải đợi vài tiếng sau mới tưới vì nếu tưới ngay lúc vừa hái nấm xong thì sẽ dễ khiến các phôi nấm trong bịch nấm sẽ dễ chết thối.
  • Sau khi thu hoạch nấm đợt 1 thì ngừng tưới nước khoảng 5 – 7 ngày cho nấm mọc ra tán mới. Khi bịch nấm hết đợt ra nấm thì ngừng tưới nước vào bịch nấm, chỉ tưới nước lên nền và xung quanh để phòng tạo ẩm mỗi ngày. Sau 3 – 4 ngày mới bắt đầu tưới phun sương vào các bịch nấm để tạo ẩm và kích thích nấm kết nụ tiếp.

Những lưu ý khi nuôi trồng, chăm sóc và thu hái nấm bào ngư

Tính nhạy cảm của môi trường nuôi cấy nấm bào ngư

Nấm bào ngư là một trong những loài nấm nhạy cảm với môi trường nhất. Ngoài yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, pH, nồng độ CO2 …, nấm còn đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, như hoá chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng … cả trong nguyên liệu cũng như trong không khí môi trường.

Tai nấm thường biến dạng hoặc ngưng tạo quả thể. Do đó, cần kiểm tra điều kiện nuôi trồng hoặc nguồn nguyên liệu khi nấm có biểu hiện không bình thường.

Dị ứng do bào tử nấm bào ngư :

Trong các loài nấm trồng, thì đặc biệt thận trọng với bào tử nấm bào ngư. Nhiều người nhạy cảm với loại bào tử này, sẽ biểu hiện ngay trong 08 giờ hoặc 4 – 6 tuần (ở trường hợp khác).

Bào tử nấm bào ngư xâm nhập vào cuống phổi, gây triệu chứng khó thở, mệt mỏi, nhiều vết đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt (có thể đến 390C). Bệnh kéo dài vài ngày rồi dứt, nhưng có thể tái đi tái lại, khi tiếp xúc lại với nguồn bệnh.

Để tránh hít phải bào tử nấm (nấm bào ngư, cũng như các loài nấm khác), nên đeo khẩu trang khi vào khu vực nhà trồng, nhất là vào sáng sớm khi trời còn lạnh.

Những bệnh thường gặp khi nuôi trồng và chăm sóc nấm bào ngư

  • Nấm bào ngư có sức sống rất mạnh. Tuy nhiên, nấm lại rất nhạy cảm với môi trường, như nhiệt độ lên xuống đột ngột cũng có thể làm nấm ngừng tăng trưởng, không mọc hoặc héo nhũn. Nước tưới bị phèn, bị mặn cũng làm nấm không phát triển được.
  • Quá trình cung cấp nước cho nấm, nếu giọt tưới lớn sẽ dễ làm chết các tai nấm đang phát triển. Tai nấm trong trường hợp này, nhũn ra và rũ xuống.
  • Đối với bệnh nhiễm, thì có hai bệnh chủ yếu : Mốc xanh (Trichoderma.sp) và ấu trùng ruồi.
  • Trichoderma.sp là loài mốc phát triển trên các cơ chất có chất gỗ, làm bịch nấm thâm đen lại, ảnh hưởng đến năng suất nấm. Để hạn chế sự phát triển của loài mốc này, cần khử trùng tốt nguyên liệu trồng nấm hoặc nâng pH môi trường.
  • Trường hợp ấu trùng ruồi (dòi), chúng chui vào các khe cửa phiến nấm, cắn phá làm hư hại nấm. Tốc độ sinh sản chúng lại rất nhanh, nên thiệt hại không phải nhỏ. Nhà trồng vì vậy nên làm lưới chắn, để cho chúng không lọt vào. Tuy nhiên, vấn đề chính là vệ sinh nhà trại, không để ổ dịch.
  • Nấm bào ngư thuộc nhóm nấm phá hoại gỗ, sống chủ yếu hoại sinh (ngoại trừ một vài loài ký sinh, như P.ostrcatus, P.erygii). Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung bột đậu nành, bột lông vũ cũng giúp nấm bào ngư mọc tốt hơn.
Xem Thêm:   Gà ri là gà gì? Những đặc điểm, cách nuôi và công dụng của gà ri

Cách bảo quản và chế biến sau thu hoạch nấm bào ngư

Sự biến đổi của nấm bào ngư sau thu hoạch:

Mất nước: nấm thường chứa nhiều nước (85-95%) và lượng nước cần thiết này mất rất nhanh do hô hấp và bốc hơi.

Sự hóa nâu: do ở nấm có men (enzym) polyphenoloxidaz xúc tác phản ứng oxid hoá hợp chất phenolic không màu của nấm thành quinon tạo màu đỏ đến nâu đỏ. Tuy nhiên quá trình này diễn ra rất chậm, khi nấm hoá nâu sẽ làm giảm giá trị thương phẩm.

Bảo quản nấm bào ngư sau thu hái

Lưu ý: Muốn bảo quản nấm tốt nhất nên thu hái sau khi tưới nước ít nhất là 3 giờ, để tai nấm khô ráo không bị ướt.

Hái nấm xong dung dao cắt sạch phần chân nấm (không còn màu vàng), cho vào túi buộc kín miện túi. Nếu muốn bảo quản lâu phải cho túi nấm vào phòng mát hạ nhiệt độ xuống 16 – 18 độ C.

Phơi hoặc sấy khô: dùng tay xé nhỏ nấm theo chiều dọc. Phơi nấm dưới ánh nắng 1 ngày, đem sấy ở nhiệt độ 40  – 45  độ C trong vài giờ đầu, khi nấm đã se khô nâng nhiệt độ lên tối đa 50 – 55 độ C. Cho vào túi nilong kín để bảo quản.

Nấm bào ngư làm món gì ngon?

Món ăn chế biến từ nấm bào ngư thì vô cùng phong phú và món nào cũng thơm ngon, bổ dưỡng. Dưới đây là các món ăn với nấm bào ngư thường xuất hiện nhất trên bàn ăn của các gia đình Việt.

Nấm bào ngư xào sả ớt

Nấm bào ngư xào sả ớt

Nấm bào ngư xào sả ớt là món ăn chế biến cực nhanh mà cũng cực ngon. Món ăn này cũng rất được yêu thích vì rất tốt cho sức khỏe, ăn nhiều cũng không bị lên cân.

Hương vị món ăn cũng rất đặc trưng, không gây ngán, dai dai như ăn mực nướng vậy. Bạn có thể vừa dùng để ăn chay hay kết hợp còn các món thịt cá mặn đều phù hợp cả.

Nấm bào ngư lăn bột chiên giòn

Nấm bào ngư lăn bột chiên giòn

Không thể thiếu trong danh sách chính là món nấm bào ngư lăn bột chiên giòn. Món ăn này dễ gây nghiện với vị ngọt ngọt, dai ngon của nấm.

Ưu điểm khác nữa là thời gian chế biến cũng cực kỳ nhanh. Món ăn này sẽ là đồ nhắm tuyệt vời cùng với bia trong các buổi tụ họp đồng nghiệp, bạn bè.

Canh chua nấm bào ngư

Canh chua nấm bào ngư

Nhiều người Việt mê mẩn món canh chua cá với bạc hà (dọc mùng) và giá đỗ thì nay có thể biến tấu thêm với nấm bào ngư.

Nấm bào ngư cho vào canh chua sẽ mang lại hương vị đặc trưng thơm ngọt, không gây ngán mà cũng bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời.

Cháo nấm bào ngư

Cháo nấm bào ngư

Hãy biến tấu thêm món cháo thịt bằm hay cháo gà truyền thống với nấm bào ngư xé sợi mảnh. Bạn nào ngại ăn cháo quá mềm gây ngán thì bổ sung nấm bào ngư là sự lựa chọn tuyệt vời, không chỉ tăng thêm dinh dưỡng mà món cháo cũng có vị ngọt của nấm, ăn cũng dai dai sần sật rất “đã miệng”.

Nấm bào ngư xào thịt bò

Nấm bào ngư xào thịt bò

Món nấm bào ngư xào thịt bò này thì đã quá quen thuộc với các tay bếp đảm đang Việt rồi. Không chỉ chế biến cực nhanh mà món ăn này cũng rất ngon, không ngán.

Nấm bào ngư dai dai, khi cắn vào thì mọng nước và ngọt, hòa quyện với vị ngọt từ thịt bò, đảm bảo làm “xao xuyến” trái tim của bạn.

Giá thành, cách bảo quản nấm bào ngư xám

Giá thành nấm bào ngư tươi

Giá thành nấm bào ngư tươi dao động từ 30.000 – 80.000 đồng/ 1 kg. Giá thành nấm bào ngư khô dao động khoảng 600.000 đồng/ 1 kg.

Đối với nấm bào ngư tươi, cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ từ 3 – 5 độ C. Thời hạn sử dụng nấm là từ 5 – 7 ngày tính từ lúc thu hoạch. Sau 7 ngày, nấm sẽ không còn vị ngọt như ban đầu nữa.

Trên đây là những thông tin hữu ích về nấm bào ngư và cách trồng chăm sóc nấm bào ngư chi tiết nhất đã được tổng hợp, mong rằng với những gợi ý trên bạn có thể tự trồng và chế biến các món ngon từ nấm bào ngư nhé. Chúc bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *