Trồng lan đơn thân nhanh ra rễ như thế nào vẫn là câu hỏi khó mà rất nhiều người chơi lan kể cả lâu năm cũng chưa chắc đã biết. Chính bản thân tôi cũng đã từng thất bại trên nhiều cây lan đơn thân có vẻ khó tính như chồn, sóc lào, đai châu. Tuy nhiên, chúng ta đều biết lan rừng là loài có sức sống rất mãnh liệt trong thiên nhiên, chính vì thế nên không hề khó để chúng ta có thể chinh phục được chúng. Chuyên mục kĩ thuật trồng lan hôm nay sẽ mách bạn một bí quyết nhỏ giúp bạn trồng lan đơn thân nhanh ra rễ nhất.

Xử lý cây lan đơn thân khi mua về

Xử lý cây lan như thế nào cho đúng? Thật ra không có bất kì một quy chuẩn nào để trồng lan cả. Tuy nhiên, trên kinh nghiệm thực tế, có lẽ đây là một cách làm đơn giản mà ai cũng có thể làm được mà mang lại hiệu quả cao.

Khi chúng ta mua lan về, hãy treo ngược chúng khoảng 2-3 tiếng bên ngoài cho cây quen với nhiệt độ môi trường mới và tránh sốc nhiệt. Nếu bạn mua lan qua bưu điện nên treo chúng ra chỗ thoáng mát khoảng 1-2 ngày là được, tránh mưa nắng trực tiếp nhé!

Nhiệm vụ tiếp theo là dùng kéo thật sắc hoặc kéo tỉa cây cắt hết rễ hỏng, rễ thối. Lưu ý các bạn nên cắt thật cẩn thận tránh cắt vào ngọn cây hoặc những rễ mới nhú nhé. Vậy là xong việc đầu tiên, khá dễ làm phải không nào!

Sau khi cắt rễ và lá héo, bạn sử dụng keo liền sẹo hoặc sơn móng tay bôi vào vết cắt cho các vết cắt không bị hở. Khi bị hở, cây lan rất dễ bị ngấm nước và gặp vi khuẩn Erwinia carotovora sẽ bị thối nhũn. Sau khi bôi keo liền sẹo thì các bạn treo ngược tiếp lên đến khi các vết cắt đã khô bạn tiến hành ngâm nước phòng bệnh cho lan.

Sử dụng physan 20sl để đề phòng lan thối nhũn, diệt khuẩn. Có lẽ nhiều người bỏ qua công đoạn này, cũng không sao cả! Tuy nhiên, nếu các bạn ghép lan vào mùa mưa nhiều, nóng ẩm cao như mùa hè tại miền Bắc này, tôi khuyên các bạn nên sử dụng. Một gói Physan 20SL có giá rất rẻ nên các bạn yên tâm không tốn kém đâu. Đầu tư cho một giò lan đẹp thì rất xứng đáng chứ.

Xem Thêm:   Tuyệt Chiêu Trồng Lan Càng Cua Đẹp Hoa Nở Mãi Không Hết

Mua physan về bạn pha loãng 1/2 so với liều lượng trị bệnh, ngâm ngập cây trong đó khoảng 10-15 phút giúp tiêu diệt mầm bệnh. Không nên ngâm cây lan quá lâu hoặc liều lượng mạnh sẽ gây sốc thuốc phản tác dụng.

Lưu ý, chúng ta nên sử dụng gang tay và khẩu trang để tránh độc với cơ thể nhé!

Sau đó bạn chuẩn bị một đoạn dây và treo ngược những cây lan vừa được xử lý lên nhé. Tại sao phải treo ngược? Tránh lan ngấm nước quá lâu và đọng nước trên ngọn cây rất dễ bị thối nhũn.

Treo ngược cây lan vừ tưới đủ ẩm đến khi ra rễ là có thể trồng được
Treo ngược cây lan vừ tưới đủ ẩm đến khi ra rễ là có thể trồng được

Sau khi treo được 2-3 tiếng nơi thoáng mát, bạn tiếp tục xử lý kích rễ cho cây. Với liều lượng như khuyến cáo, bạn có thể pha nước và ngâm cây lan ngập tất cả ngọn và gốc khoảng 20 – 30 phút rồi vớt ra. Bạn lại sử dụng dây và buộc chúng lại, treo chỗ mát, thoáng gió và phải tránh nóng, tránh mưa nhé. Nhiều bạn treo vào trong nhà hay mái tôn để tránh nóng nhưng cực kì sai lầm.

À quên, thuốc kích rễ các bạn hỏi nên dùng loại gì, tôi thường dùng Vitamin B1, Vitamin B12 và Hùng Nguyễn nhé! Các bạn có thể dùng nhiều loại thuốc kích rễ khác đều được nhưng trên đây là 2 loại phổ biến và cũng là cơ bản, dễ tìm nhất, hiệu quả nhất mà tôi hay sử dụng.

Vitamin B12 chống sốc, rất phù hợp cho lan rừng được mua online từ các vùng khác trên đất nước. Chúng giúp cây nhanh chóng ổn định và ra rễ sớm hơn.

Lưu ý rằng với thuốc kích rễ atonik thì bạn nên sử dụng một liều lượng cực nhỏ hoặc tốt nhất không nên dùng. Loại thuốc kích rễ này rất dễ gây thối nhũn nếu bạn sử dụng quá liều cho cây.

Mỗi ngày 2 lần sáng tối bạn hãy dùng bình xịt phun sương tưới ẩm chúng nhé, nhớ là cứ treo ngược mà tưới không ảnh hưởng gì hết. Sau 2-3 ngày lại dùng thuốc kích rễ phun cho cây lan, cứ tiếp tục phun như vậy khoảng 2 lần là có thể ghép vào giá thể. Nói chung sau khi ngâm kích rễ bạn có thể ghép trong khoảng 2-7 ngày sau đó.

Xem Thêm:   [Hướng dẫn chi tiết] Gỗ trồng lan thích hợp cần xử lý như thế nào?

Nếu bạn để lâu thì rễ mới mọc ra, khi ghép rất dễ làm tổn thương, không tốt cho cây.

Bật mí: Tôi còn sử dụng một loại nữa, nó không phải phân bón cũng không phải thuốc kích rễ, đó là hooc môn tăng trưởng Super Thrive. Loại này khá đắt nhưng hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo thêm!

Muốn trồng lan nhanh ra rễ, đừng sợ lan héo

Nhiều bạn mua lan online hay chuyển phát từ xa khi nhận được cây rất không hài lòng. Thực tế thì mùa nóng như này vận chuyển lan rừng không thể tránh khỏi được lan héo và xuống lá. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu thối nhũn bạn nên báo ngay cho bên bán để xử lý kịp thời nhé. Nếu bạn không biết cách xử lý thối nhũn, cây lan của bạn sẽ thiệt hại cực nhanh mà không thể cứu chữa được. Những loại lan hay bị thối nhũn có đặc điểm thân lá rất mọng nước như đai châu, hồ điệp,…

Nếu bạn mua lan về có héo hoặc hàng thanh lý từ các cửa hàng bán buôn thì cũng không nên lo lắng quá nhé. Mặc dù nhìn cây lan có hơi xấu xấu bẩn bẩn nhưng chúng lại có lợi thế rất lớn. Những cây phong lan này có thể bật rễ nhanh chóng khi được giữ đủ ẩm. Chính vì thế chúng chỉ mất thời gian đầu để thích nghi thôi, về sau đó chúng có thể phát triển nhanh chóng do có lợi thế bộ rễ phát triển sớm hơn so với những cây bình thường.

Các bạn cứ cắt rễ và xử lý chúng bình thường nhé, nhớ giữ đủ ẩm, tránh đọng nước ở ngọn, thoát nước tốt là sẽ sớm có được thành quả thôi!

Trồng lan đơn thân nhanh ra rễ phải treo nơi đủ ẩm

Độ ẩm phù hợp là điều kiện tiên quyết giúp cây lan của bạn ra rễ. Tuy nhiên bạn hãy lưu ý rằng đủ ẩm chứ không được để cây lan luôn bị ướt nhé! Hãy trồng chúng vào những chậu có lỗ thoáng giúp thoát nước tốt và cây dễ dàng hô hấp. Bạn cũng có thể ghép chúng vào những khúc gỗ đã được xử lý trước khi trồng. Bản chất của lan đơn thân rất thích giá thể thoáng để có thể thả rễ gió như lan quế, tam bảo sắc, đuôi cáo,… Nếu trồng gỗ sẽ giữ ẩm kém hơn so với trồng lan bằng chậu, chính vì thế hãy tưới cho chúng thường xuyên hơn nhé.

Xem Thêm:   14 Bước Chăm Sóc Lan Tuyệt Đỉnh Cho Bất Kỳ Ai

Tránh tưới vào ngọn cây lan

Tôi đã để chết mất cả 1 kg sóc lào chỉ vì thấy nó không ra rễ mà tưới liên tục. Tưới như chưa bao giờ được tưới vì tôi trồng gỗ nên khô rất nhanh. Tuy nhiên cũng chỉ vì tưới nhiều quá mà nước đọng lại ở các kẽ lá và gây thối ngọn cây. Các bạn nên tưới vào chiều tối một lần và sáng sớm một lần dưới dạng phun sương và đảm bảo cây được treo chỗ mát là ổn nhất.

Bạn nên sử dụng thêm dớn chi lê để giữ ẩm cho cây. Loại này bạn có thể thêm trên mặt chậu, hạn chế đắp thẳng dớn vào xung quanh gốc cây lan. Bạn chỉ cần cố định gốc của cây và dùng dớn để xung quanh giúp giá thể giữ được đủ ẩm mà không bị trôi tuột đi như dội nước vào gỗ. Hơi nước ở xung quanh bốc gần lên giúp kích thích sự ra rễ của gốc cây lan.

Nguyên tắc trồng lan cố định không được lay gốc

Tôi nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần, đó là trồng lan nên cố định gốc để cây có thể ra rễ và thích nghi nhanh chóng. Cũng giống như con người, cây lan cũng có các bộ phận giúp định hướng sáng, hướng nước giúp cây phát triển ổn định và mạnh mẽ. Nếu không cố định được gốc cây, các bộ phận này không thể định hướng cho cây tim nguồn nước ẩm phù hợp, rễ có ra cũng không được khỏe và không bám chặt được vào giá thể.

Mặt khác, nếu cây lan không cố định rất rễ bị lung lay và dễ gây tổn thương đến đầu rễ hoặc các bộ phận khác. Bạn có thể dùng dây thít nhựa để ghép cây rất tiện lợi mà mang tính thẩm mĩ cao.

Không để chậu bị xoay khi có gió thổi

Nghe thì có vẻ rất vô lý nhưng qua kinh nghiệm thực tế, nếu cứ để chậu quay tròn như chong chóng thì cây lan sẽ mất định hướng sáng. Điều này dẫn đến cây lan vừa kém phát triển, thân lá thường xuyên thay đổi hướng dẫn đến quăn queo trông cực kì xấu.

Trên đây là một số chia sẻ của tôi trong các trồng lan đơn thân ra rễ nhanh nhất có thể. Bạn có thể thử nghiệm ngay trên chậu lan của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *