Rau thơm hay rau gia vị là những loại rau có hương thơm đặc trưng, thường dùng để ăn kèm (rau sống) hoặc sử dụng tăng mùi vị cho món ăn. Ở Việt Nam có rất nhiều các loại rau thơm, mỗi loại đều có hương vị riêng tạo nên một thế giới rau gia vị phong phú, làm đặc sắc thêm ẩm thực Việt. Cùng Thành Công Farm tìm hiểu về các loài rau thơm nhé!

Rau Thơm Là Gì?

Trong ẩm thực, rau thơm hay rau gia vị là khái niệm khái quát dùng để chỉ các loại rau ăn được (có thể là rau, củ, quả thơm), được trồng hoặc hái từ tự nhiên mà có mùi thơm đặc trưng tùy theo loại do các tinh dầu trong rau bay hơi tạo thành.

Rau thơm hay còn được gọi là rau gia vị, là các loại rau thảo mộc có đặc tính thơm, có nhiều chất dinh dưỡng được sử dụng trong ẩm thực và y tế.

Rau thơm có thể được sử dụng để ăn sống, thêm vào các món ăn, chế biến thành món gỏi, nộm, gỏi cuốn,… để tăng hương vị cho món ăn.

Phân Loại Rau Thơm Phổ Biến Hiện Nay

Rau trồng

  • húng thơm nổi tiếng ở làng Láng, Hà Nội ngày xưa, thường dùng ăn sống, thái nhỏ ăn với phở
  • bạc hà, húng chó, húng quế, húng lủi thường dùng ăn sống với một số loại thịt động vật lòng lợn, tiết canh, thịt chó
  • thì là thường đi với món ăn thủy sản nước ngọt (cá)
  • hành hoa
  • lá chanh đặc biệt sử dụng ăn với thịt gà luộc.
  • tía tô thường ăn sống hoặc cho vào món om ốc chuối đậu giả ba ba
  • kinh giới; rau diếp cá, tần ô, rau mùi, rau răm ăn sống
  • rau mùi (ngò), mùi tàu (ngò gai) ăn sống hoặc chế vào một số món nấu
  • xương sông, lá lốt: thường đi với thịt gia súc như thịt lợn, thịt bò (làm chả viên) hoặc xắt nhỏ cho vào các món nấu như ốc nấu giả ba ba, ba ba om chuối đậu v.v.
  • sả, riềng, củ niễng, tỏi, cần tây, tỏi tây thường ăn củ, bẹ lá sống hoặc xào nấu.
  • lá sung, lá đinh lăng thường dùng ăn gỏi.
  • Một số loại lá của những cây trồng khác trong nhà cũng có thể coi là một dạng rau thơm như rau cải non, lá gừng, lá chanh, lá ớt, lá gấc, lá nguyệt quế

Rau dại

  • lá mơ tam thể thường dùng ăn với thịt chó
  • lá cách thường dùng om lươn
  • hạt và lá của cây móc mật (còn gọi là mác mật) để ngâm măng tươi, làm vịt quay hay lợn sữa quay, thịnh hành ở Lạng Sơn và một số tỉnh phía Bắc
  • lá cúc tần thường cho vào dồi chó v.v.
  • chua me: mọc hoang, thường dùng ăn sống.
  • hạt dổi, hạt sẻn dùng trong các món ăn của người dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam.
  • Lá xá xị, phổ biến ở miền nam, Tây Ninh

15+ Loại Rau Thơm Phổ Biến Trong Bữa Cơm Của Người Việt Nam

Rau thơm vô cùng đa dạng, mỗi loại có một công dụng, đặc điểm và hương vị riêng. Dưới đây là một số loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam:

Hành lá

Hành lá hay còn gọi là hành ta, hành hoa, hành xanh, hành non, thuộc họ Hành Alliaceae.

Hành lá thân thảo, cây sống lâu năm, có mùi đặc biệt. Hoa tự mọc trên ống hình trụ, rỗng, có ngấn thành hình tán giả trông tựa hình cầu, quả nang, tròn. Hành được trồng khắp nơi, chủ yếu dùng làm gia vị.

Hành lá là một trong các loại rau thơm phổ biến nhất, không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Hành lá vừa dùng để trang trí, vừa để tăng mùi vị cho món ăn.

Hành lá

Cần tây – cần tàu

Cần tây có tên khoa học là Apium graveolens L, thuộc thành phần của họ Apiaceae.

Lá có hình mắt chim, dưới gốc có cuống lá, thuôn dài có 3 cách, mép lá lượn tai bèo. Lá được xẻ thành 3 mảng hoặc không chia tùy theo điều kiện phát triển của cây.

Hoa nhỏ màu trắng nhạt, hoặc xanh lục nhạt, gồm nhiều tán. Hoa ở đầu cành có tán dài hơn cách tán còn lại.

Thân cây giòn khiến cho loại rau này trở thành một món ăn nhẹ phổ biến, ít calo và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cần tây được sử dụng để chế biến các món xào và món salad. Bên cạnh đó cần tây còn được sử dụng để ép lấy nước uống dùng để giảm cân.

Cần tây - cần tàu

Tỏi tây – hành baro

Tỏi tây hay còn gọi là hành ba rô, hành boa rô có tên khoa học là Allium ampeloprasum, thuộc họ Alliaceae

Lá dẹp, dài, mép nguyên và mọc thành 2 hàng, có màu lục và hơi trắng ở gốc. Hoa mọc ở ngọn cành, mọc tụ lại thành hình cầu, hoa màu xanh hoặc tím, cuống dài.

Hiện nay tỏi tây được trồng nhiều ở vùng Địa Trung Hải. Ở nước ta, hành boa rô được trồng chủ yếu tại thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Xem Thêm:   Tháng 7 Trồng Rau Gì? Giống Rau Ngon Dễ Trồng & Chăm Sóc Nhất

Tỏi tây có mùi hăng nhưng hương vị khi chế biến lại thơm ngon, phần củ và lá đều có thể dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn.

Tỏi tây - hành baro

Bạc hà

Bạc hà còn được gọi các tên khác như bạc đài, anh sinh, kê tô, đông đô, liên tiên thảo, nam bạc hà, bạc hà than,… Thuộc họ hoa môi, có tên khoa học Mentha Arvensis Lin.

Lá mọc đối nhau có dạng hình bầu dục, hình hơi tròn trứng, trên lá có các răng cưa, có cuống lá nhưng ngắn.

Bạc hà là loại rau thơm có vị the mát. Sự dịu mát, dễ chịu cùng với những công dụng tuyệt vời của bạc hà đã giúp nó trở thành một trong những loại rau thơm phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.

Tinh dầu bạc hà, lá bạc hà được dùng trong thức uống, món bánh,… Bên cạnh đó bạc hà còn thường được sử dụng để bào chế tinh dầu và nước hoa.

Bạc hà

Húng lủi

Húng lủi hay còn gọi là húng nhủi, húng lũi, húng dũi hay húng láng có tên khoa học là Mentha aquatica, thuộc họ Hoa môi.

Lá có cuống, hình thuôn dài, mép khía răng cưa. Hoa hợp thành vòng ở kẽ lá. Quả bế, có nốt sần sùi. Toàn thân có mùi thơm, dùng làm gia vị ăn sống, làm món gỏi, nộm.

Húng lủi có bề ngoài tương đối giống với rau bạc hà, bởi bề ngoài của chúng có rất nhiều điểm tương đồng. Muốn phân biệt húng lủi và bạc hà thì bạn nên dựa vào phần lá.

Húng lủi là rau gia vị không thể thiếu với món cháo lòng, món gỏi trộn,…

Húng lủi

Rau mùi – ngò rí

Rau mùi hay còn gọi là rau ngò, ngò rí, mùi ta, ngổ, nguyên tuy, hồ tuy, hương tuy. Là loại cây thân thảo, họ Cần (Apiaceae), sống hằng năm và có xuất xứ từ các nước Tây Nam Á, châu Phi. Cây rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum L.

Rau mùi hay ngò rí cũng được xem như thứ gia vị “quốc dân” với độ phổ biến của nó. Mùi hương của rau mùi được mô tả như hương chanh với vị chua nhẹ. Trong khi đó, hạt rau mùi lại có vị cay và hương nồng.

Với loại rau này, bạn có thể ăn sống, làm salad hoặc làm gia vị cho các món canh, món hầm, món xào để tăng cường hương vị cho món ăn.

Rau mùi - ngò rí

Mùi tàu – ngò gai

Rau ngò gai còn được gọi là mùi tàu, mùi gai, ngò tây, ngò tàu, rau mùi cần, dã nguyên tuy,… có tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Apiaceae.

Ngò gai là cây thân thảo, thấp với các lá thuôn dài hình mũi mác mọc từ gốc và xòe ra các hướng như hoa thị, mép lá có răng cưa. Lá ngò gai là bộ phận sử dụng chính để làm gia vị, hương liệu trong nấu ăn mặc dù toàn cây ngò gai đều có tinh dầu và mùi ngò gai đặc trưng dễ chịu.

Ngò gai được dùng nhiều trong các món canh. Đặc biệt là canh măng hoặc phở, hoặc sử dụng để trang trí món ăn và thêm vào món cà ri, ngoài ra ngò gai còn được sử dụng để ăn sống.

Mùi tàu - ngò gai

Thì là

Thì là có tên khoa học là Anethum graveolens, thuộc họ hoa tán và có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực châu Á và Địa Trung Hải.

Thì là thuộc loại cây thân thảo, chiều cao phát triển trung bình từ 40 – 60cm, thân rỗng, phía ngoài thì nhẵn và có khe rãnh chạy dọc thân cây. Lá mọc xen kẽ, mềm mỏng, không có cuống và phần ngọn tiêu giảm như cây kim.

Lá thì là có vị ngọt và hương thơm đặc trưng, có tính nồng ấm, khử được mùi tanh, giúp tăng hương vị cho các món ăn.

Được sử dụng như một loại gia vị thảo mộc cho nhiều món ăn có chứa hải sản, hoặc để thêm vào các món cá thịt, salad, món hầm và canh.

Thì là

Ngò om

Ngò om còn được gọi với nhiều cái tên như ngò điếc, ngò thơm, ngổ đắng, ngổ trâu, ngổ đất,… Trong khoa học, ngò om được gọi với cái tên là Enydra fluctuans Lour. Loại rau này thuộc họ cúc và cái tên Buffalo spinach là tên tiếng Anh của loài rau này.

Thân cây mềm xốp thuộc họ thân thảo, bên trong mỗi thân cây có cảm giác nhiều nước và rất xốp. Thân cây nhẵn hình trụ mọc thẳng và phân thành những nhánh nhỏ, có những cây cao nhất có thể dài tới hàng mét. Thân cây có nhiều mắt nhánh và mọc vươn thẳng lên.

Ngò om là một gia vị được dùng như rau thơm trong các bữa cơm gia đình Việt. Mùi thơm của ngò om giúp cho các món như canh cá, chuối om,… có được hương vị đúng chuẩn.

Không chỉ vậy, rau om còn là rau gia vị không thể thiếu với món lòng như cháo lòng.

Ngò om

Rau răm

Rau răm là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á.

Rau răm là một loại rau thơm rất phổ biến được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt. Loại rau này có vị hơi cay và nồng cùng với mùi hắc và tính ẩm.

Xem Thêm:   Kỹ Thuật Trồng Nhãn Năng Suất Cao Chuẩn VietGAP

Rau răm thường được sử dụng để khử mùi tanh trong các món ăn và được sử dụng ăn kèm với trứng vịt lộn, các món ăn nấu từ con trai, các món gỏi trộn, bánh cuốn,… để góp phần đem lại hương vị đặc biệt cho món ăn.

Rau răm

Lá lốt

Lá lốt tên khoa học là piper sarmentosum, thuộc họ nhà hồ tiêu. Cây thân leo, mọc thẳng từ lúc mới mọc non. Phần thân có từ năm đến sáu gân từ phần cuống lá đến ngọn.

Bò lá lốt chính là “cặp bài trùng”, không chỉ kết hợp được với thịt bò, loại rau thơm này còn được dùng để nấu các món canh chua, món om: chuối, lươn,… Bên cạnh đó, chả lá lốt cũng là một món ăn thơm ngon bổ dưỡng mà bạn nên thưởng thức.

Lá lốt

Húng quế

Húng quế còn được dân gian goi với tên gọi khác như rau quế, é quế, húng chó, húng giỗi, hương thái. Tên khoa học là Ocimum basilicum L. var basilicum. Thuộc họ hoa Môi (Lamiaceae).

Rau húng quế là gia vị ăn kèm không thể thiếu với các món bún, phở hoặc lòng heo. Hạt của loại cây này được dùng phổ biến trong các món chè, nước giải khát và làm đẹp.

Xem thêm: Công dụng của húng quế tây

Húng quế

Húng láng

Húng Láng có tên là thơm – húng thơm nổi bật hàng đầu các gia vị rau thơm. Cây húng láng có lá nhỏ, thân tròn, mọc lan thành khóm. Mặt lá mầu xanh thẫm, cuống và gân lá màu tím. Hái một lá vò nhẹ trên đầu ngón tay, mùi thơm dậy, sang trọng quyến rũ.

Húng Láng thích hợp với rất nhiều món xào, nấu hoặc ăn sống cùng những loại rau khác như: xà lách, rau mùi, rau bạc hà, kinh giới,… Ngoài ra, Húng Láng thường được ăn kèm với bún chả, nem, cá nấu, cá luộc,…

Húng láng

Húng chanh

Húng chanh hay còn gọi là rau thơm lông, dương tử tô, tần dày lá, rau thơm lùn,… có tên khoa học Plectranthus amboinicus thuộc họ Hoa môi.

Lá húng chanh có màu xanh, mọc đối xứng nhau qua cành, mọng nước, dày và cứng, khi bẻ đôi lá có cảm giác giòn, mép ngoài của lá cây có các răng cưa được bo tròn, trên bề mặt lá cũng có một lớp lông mịn.

Toàn cây húng chanh tỏa ra mùi thơm gần giống với mùi chanh nên người ta thường gọi là cây húng chanh. Khi cho lá lên mũi ngửi các bạn có thể ngửi thấy mùi thơm và hơi cay.

Loại rau thơm này có vị chua the, hơi hăng, tính ấm. Húng chanh có tác dụng giải cảm, tiêu đờm, trị cảm cúm và khử độc hiệu quả.

Húng chanh

Kinh giới

Cây kinh giới hay còn gọi là kinh giới tuệ, khương giới, canh giới, giả tô,… có tên khoa học là elsholtzia cristata.

Loại cây này được biết đến như một loại rau thơm ăn hàng ngày có thể ăn kèm với thịt luộc, đậu hũ chiên, bún đậu mắm tôm ăn rất ngon.

Ngoài các tác dụng nêu trên, nó cũng được biết đên như là một vị thuốc có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Kinh giới

Tía tô

Cây tía tô còn được gọi là tô ngạnh, từ tô tử tử tó. Có tên khoa học là Perilla ocymoides, Perilla frulesscens. Thuộc họ Hoa môi Labiatae

Lá tía tô được sử dụng phổ biến trong nền văn hóa ẩm thực như ăn kèm trong các món hải sản, cá sống,… làm tía tô mơ muối, rượu, các loại kem dưỡng da,…

Ở Việt Nam thì lá tía tô được sử dụng phổ biến hàng ngày ăn kèm trong món phở, gỏi, nộm,…dùng làm rau gia vị trong món canh, món xào.

Bên cạnh đó, rau tía tô cũng được dùng để ăn kèm với các món bún riêu cua, lẩu riêu. Tía tô vừa tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng trong việc làm đẹp.

Tía tô

Diếp cá

Diếp cá hay còn còn là lá giấp, rau giấp cá, ngư tinh thảo…Có tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb, thuộc họ Giấp cá.

Ở Việt Nam, diếp cá mọc hoang dại nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Cây còn được trồng ở nhiều nơi để làm rau và làm thuốc.

So với các loại rau thơm trên thì rau diếp cá có vẻ như kén người ăn hơn. Cố rất nhiều người không ăn được, thậm chí là không ngửi được mùi của rau diếp cá. Bởi loại rau này có mùi hơi tanh.

Tuy nhiên, với những người ăn quen thì rau diếp cá có vị bùi, thơm ngon, mát, giàu dinh dưỡng, có thể xay thành nước rau diếp cá để giải nhiệt.

Diếp cá

Sả

Sả hay còn gọi là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao. Tên khoa học Cymbopogon Citratus Stapf. Thuộc họ lúa

Cây hiện được trồng đại trà ở nước ta. Cây cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.

Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa ăn,…

Lá sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết xuất cây sả để lấy chất tinh dầu citral và geraniol.

Xem Thêm:   Kỹ Thuật Nuôi Ong Lấy Mật Tại Nhà Hiệu Quả Năng Suất Chi Tiết

Sả

Riềng

Riềng có tên khoa học: Alpinia officinarum Hance, thuộc họ Gừng.

Lá không cuống, có bẹ hình mác, mọc thành 2 dãy. Hoa màu trắng, tập hợp thành chùm thưa ở ngọn. Cánh môi to, có vân đỏ. Quả hình cầu, có lông, hạt có áo hạt.

Riềng có vị cay thơm, tính ấm, thường được dùng để kho các món ăn như cá, vịt, thịt chó,….

Riềng

Lá sung

Cây sung hay còn gọi là ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm.

Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối.

Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt heo luộc, gỏi cá, dùng gói nem,…

Lá sung

Lá đinh lăng

Lá đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm. Cây có tên khoa học là Polyscias fruticosa Harms, thuộc họ Nhân sâm.

Lá đinh lăng mọc so le theo tán lá giống hình xương cá. Thuộc dạng lá kép, mỗi lá như vậy sẽ xẻ 3 lần hình lông chim. Mép lá thường có răng cưa nhưng không đều nhau.

Lá đinh lăng thường dùng làm loại rau gia vị ăn kèm trong các món gỏi, nem, nem chua,…

Lá đinh lăng

Lá mơ

Lá mơ hay còn gọi là Mơ tam thể, lá thúi địch, mơ tròn, ngưu bì đống, mơ leo, dây mơ lông, có Tên khoa học Paederia tomentosa, thuộc họ cà phê.

Cây lá mơ thuộc dạng thân leo, dễ phát triển. Cây có lá hình trứng, mọc đối, một đầu nhọn, màu tím nhạt ở mặt dưới và màu xanh ở mặt trên. Ở giữa lá có đường gân nổi rõ được bao phủ bằng một lớp lông mịn ở trên.

Toàn thân cây khi vò nát sẽ bốc mùi hơi khó chịu. Lá mơ lông được sử dụng phổ biến như một loại rau ăn kèm với nhiều món ăn như: thịt chó, gỏi, cá, nem thính,…

Lá mơ

Lá chanh

Lá cây chanh là loại lá đơn, mọc xung quanh nhánh và cành của cây chanh.

Lá có hình trứng hoặc hình bầu dục, gần giống với lá cam (phình to ở giữa, nhọn về 2 đầu). Lá chanh có màu xanh nhạt khi non, xanh thẫm khi già, bề mặt nhẵn mịn và có mùi thơm đặc trưng khi vò dập.

Trong ẩm thực lá chanh thường dùng là gia vị cho các món súp, rau trộn, nước sốt, món chiên, hấp luộc,…

Lá chanh

Lá cách

Cây cách thích nghi trên vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Có thệ sống ngoài trảng nắng hay nơi có bóng râm nhẹ.

Lá có hình dạng và màu sắc rất thay đổi, hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, gốc tròn hay hình tim, rìa lá nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Lá non có màu xanh nhạt, khi già màu xanh đậm.

Lá cách có mùi thơm hơi hắc, được trộn chung các loại rau sống khác. Lá cách sống thích hợp khi chấm mắm kho, cuốn với thịt nướng, thịt chiên, cá nướng.

Đôi khi dùng làm rau nhúng lẩu hoặc luộc chung với các loài rau khác để tăng mùi thơm. Hoặc cắt nhuyễn dùng để xào với thịt trâu, bò, rắn, ếch, nhái, lươn,… rất ngon.

Lá cách

Xương sông

Xương sông hay còn gọi là rau húng ăn gỏi, hoạt lộc thảo, xang sông,… Có tên khoa học là Blumea lanceolaria, thuộc họ nhà Cúc.

Lá có hình trứng thuôn dài, hai đầu nhọn, mép có răng cưa, gân nổi rõ trên phiến, lá trên có kích thước nhỏ hơn lá dưới gốc.

Lá xương sông không chỉ được dùng như một loại gia vị phổ biến làm tăng thêm sự hấp dẫn choc các món ăn như: gỏi cá, gỏi chả nướng và cũng dùng làm gia vị (băm ra ngâm muối vài ngày) hoặc nấu với thịt cá.

Xương sông

Lá xá xị

Xá xị còn có các tên gọi khác như Vù hương, Re hương, Re dầu, Co chấu, Xã xị… tên khoa học: Cinnamomum parthenoxylon, họ Long não.

Lá xá xị mọc cách và dai, có hình trứng và đầu nhọn. Hoa xá xị mọc ở nách lá, có lông phủ, quả hình cầu được đính trên ống bao hoa hình chén, khi chín có màu xám vàng hoặc tím đen, mùi thơm.

Lá xá xị

Lá nguyệt quế

Lá nguyệt quế có tên khoa học là Bay Leave, đây là lá của cây nguyệt quế. Được dùng để đan thành vòng nguyệt quế, biểu trưng cho sự chiến thắng, quyền lực và tài lộc.

Khi cây nguyệt quế bị rụng lá, người ta sẽ thu gom những lá cây, đem phơi khô để sử dụng.

Lá nguyệt quế luôn tỏa ra mùi hương rất dễ chịu có thể dùng làm gia vị nấu cà ri, phở, khử mùi, giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Lá nguyệt quế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *