Nuôi dê sinh sản cho thu hoạch cả sữa lẫn con giống, là một hướng đi nhiều tiềm năng. Ngoài ra, bà con hoàn toàn có thể kết hợp thêm chăn nuôi dê thịt thương phẩm từ đàn giống do gia đình sản xuất và phát triển quy mô, tăng nguồn thu nhập. Ở bài viết dưới đây, thanhcongfarm sẽ chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi dê sinh sản từ A đến Z chất lượng giống tốt. Nếu bạn đang có ý định phát triển quy mô này, thì đừng bỏ lỡ nhé!

Giới thiệu về các giống dê

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều giống dê khác nhau, tạo ra cho bà con nhiều sự lựa chọn trong việc chọn giống phù hợp để chăn nuôi hoặc lấy sữa. Gồm có 3 giống phổ biến sau:

Dê địa phương (dê cỏ)

Là dê lâu đời tại địa phương, loài này có màu lông pha tạp không thuần nhất, đa số màu nâu hoặc màu đen loang trắng, tai nhỏ, không cụp. Dê đực & dê cái đều có râu và sừng. Dê cỏ chủ yếu nuôi lấy thịt với đặc điểm:

Khả năng sinh trưởng chậm, tầm vóc bé nhỏ:

  •  Khối lượng trưởng thành: Con đực: 35 – 37 kg/con; con cái: 25 – 32 kg/con;
  •  Tỷ lệ thịt xẻ đạt: 39% – 41%

Tuổi phối giống lần đầu là: 6 tháng – 7 tháng tuổi đẻ 1,4 lứa/năm (cứ 2 năm 3 lứa); tỷ lệ đẻ 1 con /lứa là 70% ; 2 con/lứa là25%; 3 con/lứa là 5% (1.3 con/lứa ).

Dê Cỏ địa phương

Dê Bách Thảo

Dê Bách Thảo là dê kiêm dụng sữa, thịt. Màu lông tương đối đồng nhất là màu đen loang sọc trắng, tai to, cụp, không có râu cằm và phần lớn không có sừng.

Khối lượng trưởng thành:  Dê đực: 75kg – 80kg/con; Dê cái: 40kg – 45 kg/con; Sơ sinh: 2,6kg – 2,8 kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ đạt: 42% – 44 %.

Khả năng sinh sản tương đối tốt. Tuổi phối giống lần đầu là 7 – 8 tháng;  Số con bình quân: 1.7 con/ lứa. Số lứa đẻ bình quân 1.8 lứa / năm.

Dê Bách Thảo hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn. Hoặc kết hợp nuôi thả ở các vùng đều cho kết quả  tốt.

Dê Bách Thảo

Dê Alpine

Là giống dê sữa của Pháp đã được Trung tâm khuyến nông khuyến lâm Tỉnh nhập vê năm 2002, nuôi tại Cam Lộ. Dê có màu lông chủ yếu là màu vàng đôi khi đốm trắng. Khối lượng trưởng thành: con đực: 50 – 55 kg/con; con cái đạt 40kg – 42 kg/con.

Dê Alpine lấy sữa

Yếu tố ảnh hưởng năng suất và khả năng sinh sản của dê

Làm thế nào để nâng cao năng suất sữa, cũng như khả năng sinh sản của dê cái là vấn đề mà hầu hết các trang trại đều quan tâm. Trước hết, chúng ta cần hiểu được khả năng sản xuất của dê cái sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Chất lượng giống

Giống tốt hay không thì bản chất này sẽ được di truyền từ đời bố mẹ. Ngoài ra, còn cần phải xem xét đến sự phát triển thực tế của đời con giống. Chính vì thế, muốn nâng cao năng suất, trước tiên phải có 1 khâu chọn giống đúng đắn, chất lượng và ưu tiên những đặc điểm tốt.

Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường sống sẽ bao gồm: chuồng trại, thức ăn, nước uống, kỹ thuật chăm sóc, phương thức quản lý, thú y, cách thức phòng bệnh… Để nâng cao năng suất, trước tiên, thức ăn phải đủ đầy, đa dạng, sạch sẽ, không chứa các chất độc hại. Lượng thức ăn trong ngày cần đáp ứng được nhu cầu duy trì &  phát triển của dê sinh sản theo từng thời kỳ.

Đảm bảo công tác vệ sinh chuồng trại an toàn, và thực hiện các biện pháp thú y, phòng trị bệnh. Định kỳ tiêm vacxin cho dê các lứa tuổi. Chuồng trại đảm bảo sự thoáng mát, hợp vệ sinh, sạch sẽ.

Ngoài ra để xử lý mùi hôi chuồng trại của dê,  nên sử dụng chế phẩm sinh học EM VBio bằng cách: Pha 1Lit chế phẩm EM thứ cấp với 10Lit nước sạch, phun đều vào nơi ô nhiễm có mùi hôi thối, lặp lại từ 2-3 ngày/lần.

Yếu tố ảnh hưởng năng suất sinh sản của dê

Kỹ thuật nuôi dê sinh sản

Thanhcongfarm xin chia sẻ đến bà con từ A-Z kỹ thuật nuôi dễ sinh sản chất lượng cao qua từng bước.

Cách chọn giống

Chọn dê con: Dê con phải có khối lượng sơ sinh từ 1,8 – 2 kg/con (con cái), và khoảng 2,3 kg/con (con đực). Lúc cai sữa đạt khối lượng từ 6,5 – 7,5 kg/con trở lên thì chọn làm hậu bị. Các dê được chọn phải từ cac lứa đẻ sinh đôi trở lên của các dê mẹ đẻ từ lứa thứ 2 – lứa thứ 8. Bố mẹ chúng là dê đực ở độ tuổi 2 – 5 năm.

Xem Thêm:   Gà Mía Là Gì? Kỹ Thuật Nuôi Gà Mía Chi Tiết Hiệu Quả Nhất

Chọn dê cái: Là con của dê mẹ cho nhiều sữa, dê con mau lớn, có ngoại hình thanh mảnh; đầu nhỏ nhẹ; thân mình dài, phần sau phát triển hơn phần trước; da dê mỏng, lông mịn; bầu vú to, mềm mại và đều.

Chọn dê đực giống: Dê đực phải khoẻ mạnh, hăng hái, không khuyết tật; đầu to, ngắn, trán rộng; thân hình dê cân đối, không quá béo, hoặc quá gầy. Phần thân sau chắc chắn, bắp nở đều, 4 chân chắc khoẻ, 2 hòn cà đều & cân đối. Dê đực phải là dê của con mẹ cho nhiều sữa, dê con tăng trọng nhanh, có khả năng chống bệnh tốt. Dê đực 6 tháng tuổi không đạt 15kg trở lên không được sử dụng làm giống.

Phối giống

Tuổi bắt đầu phối giống của dê cái là 7 tháng – 8 tháng tuổi, dê đực 5 tháng – 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu phối giống dê cái phải đạt khối lượng 17kg – 18 kg, dê đực phải đạt khối lượng 15 kg – 16 kg.

  • Tỷ lệ đực/cái thích hợp là 1/20 đến 1/25.
  • Những dê cái có ngoại hình, thể chất & khối lượng đạt yêu cầu thì phải theo dõi sát cac kỳ động dục để phối giống kịp thời.
  • Thời điểm phối giống thích hợp là 24h kể từ sau khi dê cái có biểu hiện động dục.
  • Không cho giao phối đồng huyết. Và không cho dê đực non phối với dê cái già.
  • Dê cái trên 7 tuổi và dê đực trên 8 tuổi cần được loại thải.

Thức ăn cho dê

–  Thức ăn thô xanh:

Dê là loại động vật ăn tạp, nguồn thức ăn chính là cỏ & các loại lá cây. Dê có thể ăn các loại lá cây mà trâu hay bò không ăn được. Nhưng dê lại không thích ăn các loại cỏ và lá cây bị ướt. Do đó khi chăn thường phải thả dê vào khoảng 9 giờ – 10 giờ sáng.

Ngoài chăn thả dê ở bãi chăn thì nên cho dê ăn thêm cỏ xanh ở chuồng: 2 – 3 kg/con.

Có thể trồng một số cây họ đậu & một vài giống cỏ làm thức ăn cho dê như:

  •  Cỏ hoà thảo: cỏ Lông Pa Ra, cỏ Voi,..
  •  Cây họ đậu: Điền thanh, Keo dậu,..
  •  Các cây khác: cây mít, cây sung, cây mía…

Thời gian qua TT Khuyến nông khuyến ngư tỉnh đã nhập về các loại cây, cỏ dùng để làm thức ăn cho dê rất tốt như: cỏ Voi, cây chè Khỗng Lồ, đậu Sơn Tây. Các loại cây này năng suất cao, cho dinh dưỡng cao, trồng để làm thức ăn bổ sung cho dê đều tốt.

Thức ăn cho dê

– Thức ăn hỗn hợp: Gồm các loại bột sắn, cám gạo, ngô,… tuỳ theo lứa tuổi, khả năng sinh sản và tiết sữa mà cho dê ăn từ  0,2 kg – 0,8 kg/con/ngày.

Muối ăn và khoáng đa vị lượng: Có thể bổ sung thêm một lượng muối ăn và khoáng đa vi lượng dưới dạng đã chế biến để dê ăn tuỳ thích.

Thức ăn cần tránh: Tuyệt đối tránh thức ăn bị chua, hôi, mốc, ướt. Hàng ngày cho dê ăn no đủ chất dinh dương. Nếu thiếu hụt khẩu phần, dê sẽ sinh trưởng kém, thành thục chậm, giảm thể trọng & sản lượng sữa, sinh sản kém, dê gầy dễ sinh bệnh.

Cho ăn ở độ cao: dê thích ăn ở độ cao vì vậy nên treo máng thức ăn lên cao cách mặt đất 0,4m – 0,5 m, cây lá cho ăn thêm cũng treo cao để Dê dễ ăn.

Chuồng trại

Làm chuồng trại nơi cao ráo, thoát nước, ở cuối hướng gió để đảm bảo đông ấm – hè mát.

– Phải làm chuồng sàn, cách mặt đất khoảng 50 – 80 cm.

– Vật liệu làm chuồng đơn giản, từ gỗ, tre, nứa, lá…

– Sàn chuồng làm bằng thanh tre, gỗ, nứa nhẵn, thẳng, bản rộng khoảng 2,5 cm; cách nhau 1,5 cm đủ để lọt phân và tránh dê không bị lọt chân.

– Chuồng nên có ngăn riêng cho dê đực giống, dê hậu bị, dê chữa sắp đẻ, dê mẹ &  dê con dưới 3 tuần tuổi và các loại dê khác.

– Có sân chơi cao ráo, không bị đọng nước, định kỳ lấy phân ra khỏi chuồng. Vệ sinh tẩy uế chuồng trại bằng vôi bột tần suất 1 tháng 1 lần.

– Diện tích chuồng nuôi: cần bảo đảm

  • Dê trên 6 tháng tuổi: 0,7 m2 – 1 m2 /con.
  • Dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3 m2 – 0,5 m2 /con.
LÀm chuồng trại dê

Chăm sóc dê cái

Dê cái mang thai

Chu kỳ mang thai của dê cái trung bình 150 ngày, tùy vào từng giống, thường 147 ngày – 157 ngày.

Xem Thêm:   AFF Cup Mấy Năm Tổ Chức 1 Lần? ⚡️ Lịch Sử AFF Cup Qua Các Năm

Cách nhận biết dê có chửa: Sau khi lên giống theo dõi đến chu kỳ đông dục tiếp theo (21 ngày) nếu không thấy dê cái có biểu hiện động dục thì có thể dê đã mang thai. Sau một thời gian, chúng sẽ tăng cân, lông mềm và mượt hơn. Dê cái có thể tăng ~ 5kg trong suốt giai đoạn chửa, không để dê quá béo. Bà con cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho dê, đặc biệt là 2 tháng cuối.

Nên có biện pháp quản lý, chăm sóc tốt, và thường xuyên dọn dẹp chuồng nuôi để hạn chế mầm bệnh. Đặc biệt là bệnh nhiễm độc huyết từ thai & bại liệt sau khi sinh. Bà con nên cho dê cái vận động, tắm nắng 1 tiếng – 2 tiếng/ngày.

Chăn nuôi dê sinh sản, với dê chửa lứa đầu tiên, bà con nên hàng ngày xoa bóp nhẹ nhàng bầu vú để kích thích bầu vú tiết sữa; và tập cho chúng làm quen với việc vắt sữa sau này. Trước khi dê đẻ khoảng 50 ngày, bà con cạn sữa cho dê để kích thich bào thai phát triển, tránh việc sữa bị giảm vào lần đẻ tiếp theo.

Không nên nhốt chung dê cái chửa với dê đực, giai đoạn từ 7 ngày – 10 ngày cuối sắp đẻ, nên nhốt riêng từng con. Chuồng nuôi nhốt phải vệ sinh sạch sẽ, tiêu trừ độc & mùi hôi. Với dê cái cho năng suất sữa cao, nên giảm lượng thức ăn tinh để tránh bị sốt sữa.

Bà con có thể tham khảo tháng phối giống và dự kiến dê cái đẻ ở bảng sau:

Tháng phối giống Tháng đẻ Chỉ số trừ
1 6 1
2 7 0
3 8 3
4 9 3
5 10 3
6 11 3
7 12 3
8 1 3
9 2 3
10 3 1
11 4 1
12 5 1

Bố trí người trực dê đẻ. Nếu dê đẻ đúng mùa lạnh thì cần chuẩn bị củi để sưởi ấm, lót ổ nằm bằng rơm đã khử trùng.

Dê cái mang thai

Dê đẻ

Biểu hiện dê đẻ:

Dê cái đi đái liên tục, khó chịu, bầu vú và âm hộ sưng đỏ, bầu vú căng tròn, bụng xa dần, chân trước cào cào xuống nền, phát ra những tiếng kêu nhỏ, tỏ ra sợ hãi, sụt mông do mềm hóa các dây chằng xương chậu. Ở âm hộ thấy có dịch chảy thành dòng, nếu thấy bọc nước ối là dê chuẩn bị đẻ, lúc này dê mẹ bồn chồn, thấy khó chịu, nằm xuống đứng lên liên tục.

Người trực đẻ bên ngoài cần quan sát kỹ, không gây ồn ào. Khi nước ối bị vỡ là dê cái đẻ. Tính từ thời điểm vỡ ối thì sau khoảng 30 phút, dê con được sinh.

Hộ lý đẻ:

Trường hợp thai thuận, dê con sẽ nằm theo 1 trong các tư thế sau:

Kỹ thuật nuôi dê sinh sản: Hộ lý đẻ

Sau khi đẻ, tử cung tiếp tục co bóp đẩy nhau thai ra ngoài,  thường mất khoảng 4 – 6 giờ, tối đa là 12 giờ.

Nếu khó đẻ, ngôi thai ngược, mắc kẹt, thì dê mẹ sẽ kêu la. Lúc này cần can thiệp hỗ trợ. Người trực dê đẻ đeo găng tay, sát trùng đưa tay vào đường sinh dục của dê mẹ để kiểm tra vị trí ngôi thai. Sau đó chỉnh lại thành ngôi thuận cho dê mẹ. Trường hợp dê mẹ bị mất sức, dùng tay kéo nhẹ ra ngoài theo nhịp dặn của dê mẹ.

Một số trường hợp đẻ khó do khung xương chậu dê mẹ nhỏ, do dê con quá to, ngôi thai ngược, đầu dê con chúi xuống hoặc ngược sang 1 bên. cần người trực đẻ có kinh nghiệm để can thiệp hỗ trợ, giúp đỡ dê mẹ. Một vài trường hợp đẻ khó, dê mẹ sẽ chết.

Hộ lý sau đẻ:

Sau khi đẻ, dê mẹ sẽ tự liếm dê con. Nhưng bà con cần dùng vải mềm, khăn sạch  lau miệng, mũi, tai, thân, 4 chân của dê con. Vuốt sạch phần máu còn sót lại ở cuống rốn rồi dùng chỉ buộc chặt lại, cách rốn 3cm– 4cm. Dùng dao hoặc kéo đã khử trùng bằng cồn Iod5%; hoặc oxy già để cắt rốn cho dê con. Bọc lớp móng non ở dưới bàn chân để không tổn thương móng.

Pha nước ấm với 0,5% muối loãng hoặc 5% – 10% đường cho dê mẹ uống lấy lại sức. Rửa sạch âm hộ & bầu vú của dê mẹ, vệ sinh sạch sẽ nơi đẻ. Nếu thấy nầm vú của dê mẹ bị cương sưng thì thì chườm nước nóng và vắt bớt sữa. Trong quá trình chăm sóc, không nên cho dê mẹ ăn quá nhiều thức ăn tinh cũng như củ quả để tránh chướng bụng.

Dê vắt sữa

Nuôi dưỡng tốt và chăm sóc chu đáo dê vắt sữa sẽ cho năng suất cao. Một số lưu ý bà con cần biết:

1. Đảm bảo đủ tiêu chuẩn và khẩu phần của dê sữa:

Xem Thêm:   Chim Bồ Câu Ăn Gì? Chế Độ Dinh Dưỡng Để Bồ Câu Lớn Nhanh

Ưu tiên cho dê mẹ ăn các thức ăn thô xanh non, ngon, chất lượng. Bổ sung thêm protein thô từ 15%-17%, thức ăn tinh hỗn hợp, premix khoáng sinh tố & muối ăn. Lựa chọn các loại thức ăn mà dê thích để có nhiều sữa.

2. Dê có năng suất sữa trên 2L/con/ngày (ở tháng thứ 1 và 2) cần cho ăn và vắt sữa 2 lần – 3 lần/ngày.

3. Cho uống nước sạch thoả mãn (từ 3-5L/con/ngày) yêu cầu nước sạch có thường xuyên ở các máng trong chuồng & ngoài sân chơi. Bổ sung thường xuyên premix khoáng cho cho dê 0,5kg/tháng/con trong suốt thời gian vắt sữa.

4. Tạo điều kiện cho dê vận động ở sân chơihoặc bãi chăn khô ráo gần chuồng nuôi 3 giờ – 5 giờ/ngày. Kết hợp xoa chải và bắt ve rận.

5. Theo dõi sự thay đổi khối lượng của dê mẹ, 1tháng -2 tháng đầu dê mẹ sẽ sụt trọng lượng từ 5 – 7% nhưng từ giữa tháng thứ 2 sẽ hồi phục dần và ổn định khối lượng. Nếu nuôi dưỡng không tốt, thiếu khoáng, và hao hụt khối lượng dê mẹ lớn hồi phục chậm, sản lượng sữa giảm, dê không động dục trở lại, đôi khi bị bệnh bại liệt.

6. Dê cho sữa nhiều nhất là con cao sản thường dễ mắc bệnh viêm vú. Vì vậy hàng ngày khi vắt sữa cần quan sát theo dõi tình trạng con vật, bầu vú, màu sắc mùi vị sữa. Nếu thấy khác thường phải can thiệp kịp thời bằng biện pháp chườm nước nóng, xoa bóp với nước muối ấm 10%, dán cao tan; hoặc bằng các biện pháp thú y khác.

7. Bà con có thể làm cạn sữa bằng cách sau đây:

  • Giảm số lần vắt.
  • Giảm thức ăn tinh, cho dê ăn thức ăn thô xanh có chất lượng trung bình.
  • Giảm nước uống.
  • Khi sữa giảm dưới < 0,4kg/1 lần có thể dừng vắt sữa.
  • Sau khi làm cạn sữa phải sát trùng núm vú cho dê mẹ.
Vắt sữa dê

Chăm sóc dê từ sơ sinh đến cai sữa

Giai đoạn bú sữa đầu

Giai đoạn sơ sinh, điều kiện sống của dê con thay đổi hoàn toàn, chúng cần từ 7 đến 10 ngày để thích nghi với môi trường bên ngoài. Khả năng tự vệ lúc này còn thấp, cơ quan tiêu hóa còn rất yếu.

Dê con sau khi đẻ từ 20 – 30 phút cần bú sữa mẹ ngay. Chúng sẽ chết sau 4 giờ nếu không được bú  mẹ. Từ 3 – 4 ngày đầu, cho dê con bú từ 3 – 4 lần. Lượng sữa mẹ sẽ thỏa mãn 10 % – 15% khối lượng cơ thể dê con.

Nếu trường hợp dê mẹ đẻ xong thì chết, bà con sử dụng biện pháp thay thế bằng cach pha sữa cho dê con theo công thức:

  • 0,25 – 0,5 Lit sữa bò. Hoặc có thể thay bằng sữa bột.
  • 1 muỗng cà phê dầu cá.
  • 1 trứng gà.
  • 1/2 muỗng cà phê đường.

Từ ngày thứ 5 trở đi, bắt đầu tập cho dê con ăn lá non, cỏ non, bột đậu tương hoặc ngô rang.

Chăm sóc dê sơ sinh

Giai đoạn 10 – 45 ngày

Giai đoạn này, dê mẹ bắt đầu đươc khai thác sữa. Sau khi vắt, cho dê con vào bú. Chia 2 – 3 lần/ngày, cần đảm bảo đủ 450ml – 600ml/con/ngày.

Giai đoạn này tiếp tục cho ăn thức ăn tinh và cỏ non. Bà con có thể tập cho dê bú bình và uống sữa trong xô chậu.

Nếu áp dụng biện pháp chăn thả, bán chăn thả, dê dưới 3 tuần tuổi không nên chăn thả.

Giai đoạn 46 – 90 ngày

Cách nuôi dê con giai đoạn này là giảm sữa mẹ từ 600ml xuống 400ml/con/ngày, chỉ cho uống 2 lần/ngày. Các cơ quan tiêu hóa của dê con đã dần hoàn thiện, bà con cho dê ăn thức ăn tinh, thức ăn thô xanh. Lượng thức ăn tăng dần hàng ngày để dê không cần đến sữa.

Yêu cầu sinh trưởng đối với dê phụ thuộc vào từng giống. Giai đoạn 1 tháng  – 6 tháng tuổi, dê con tăng trên 160gram là tốt còn dưới 140gram là kém. Những con còi cọc, cần bổ sung vitamin, premix khoáng.

Trong kỹ thuật nuôi dê sinh sản, giai đoạn dê con theo mẹ này, chúng thường mắc một số bệnh về hô hấp, bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm. Vì vậy, chuồng nuôi, sân vườn, và các khu vực xung quanh phải dọn dẹp sạch sẽ.

Nếu trong đàn có dê con bị bệnh, thì cách ly và chữa trị, tiêm phòng đầy đủ.  Dê con 3 tháng tuổi cần tiến hành cai sữa để nuôi hướng lấy thịt hoặc hướng lấy sữa, đồng thời để dê mẹ tiếp tục đẻ lứa tiếp theo.

Chăm sóc dê sơ sinh

Lời kết

Trên đây là A – Z kỹ thuật nuôi dê sinh sản theo quy mô khép kín, an toàn, sử dụng thức ăn sạch tự chế. Chúc bà con khởi nghiệp thành công với mô hình chăn nuôi đầy tiềm năng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *