cách trồng dưa chuột
Dưa leo dễ trồng, phù hợp với chân ruộng tơi xốp nên đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở các địa phương, trở thành sinh kế bền vững cho người nông dân vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục giúp bà con ở nhiều vùng miền mở rộng quy mô canh tác, cho năng suất cao, giảm thiểu rủi ro, Thành Công Farm sẽ cung cấp cho bà con kỹ thuật và hướng dẫn chi tiết cách trồng dưa leo cho mùa màng bội thu.

Tổng quan về cây dưa leo

Dưa chuột (tên khoa học Cucumis sativus) (miền Nam gọi là dưa leo một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí (Cucurbitaceae),  loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước.

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Cucumber

Tên khoa học: Cucumis sativus

Danh pháp hai phần: Cucumis sativus

Họ bầu bí: Cucurbitaceae

Dưa leo (dưa chuột) là một loại cây trồng phổ biến ở nhiều nước. Là loại rau ăn quả thương mại quan trọng. Dưa chuột thuộc họ bầu bí, thân dây leo và được sử dụng trong bữa ăn của các gia đình như một loại rau ăn mát và giòn. Dưa chuột có nguồn gốc từ Nam Á, hiện tại đã phát triển trên hầu hết các châu lục: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha… Có nhiều giống dưa chuột khác nhau được giao dịch trên toàn cầu.

Kỹ Thuật Trồng Dưa Leo Chi Tiết Nhất

 

1. Thời vụ

Dưa chuột có thể trồng luân canh, gối vụ trên một diện tích lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Thời vụ trồng dưa leo thường quanh năm, tuy nhiên muốn cho năng suất cao nhất, các kỹ sư nông nghiệp đã nghiên cứu và chia thành các vụ mùa phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện khí hậu riêng biệt của mỗi vùng miền (tính theo dương lịch). Cụ thể:

– Miền Bắc:

  • Vụ xuân: 20/02 – 15/03
  • Vụ thu đông: 10/09 – 10/10
  • Vụ hè thu: trồng tháng 5, 6 – thu hoạch tháng 7, 8

– Các tỉnh Nam Bộ 

  • Vụ đông: 25/10 – 25/12
  • Vụ xuân: 20/01 – 25/02

– Các tỉnh Tây nguyên 

  • Vụ đông: 25/10 – 25/12
  • Vụ xuân hè: 25/01 – 30/02
  • Vụ hè thu: trồng tháng 5, 6 – thu hoạch tháng 7, 8

cách trồng dưa chuột

Đặc điểm của các mùa vụ như sau:

  • Vụ xuân – hè: Đây là thời điểm nhiệt độ cao, độ ẩm thuận lợi để cây sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên đến thời điểm gần thu hoạch, bà con phải tưới nhiều nước nếu không hơi nước sẽ thoát qua lá, mặt đất khiến chúng bị còi cọc, thân nhỏ, quả nhỏ, năng suất thập.
  • Vụ hè – thu: Thời tiết mát mẻ, ít sâu bệnh, độ ẩm ổn định, không phải tưới quá nhiều nước, cho năng suất cao.
  • Vụ thu – đông: Do mưa nhiều nên lá phát triển tươi tốt, đậu quả kém ít quả, quả dễ bị thối, vụ này quả dưa dễ bị bệnh đốm phấn.
  • Vụ đồng – xuân: Thời tiết lạnh nên thường xuất hiện bệnh bọ trĩ, đốm phấn.

2. Chọn giống, xử lý giống 

Chọn giống 

Hiện nay có khá nhiều giong dua leo nhieu trai được lai tạo cho năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, thời gian thu hoạch ngắn. Một số giống đang được trồng phổ biến như:

  • Giống dưa leo F1 GM – 801: Phát triển tốt, cho nhiều hoa và đậu quả., có khả năng kháng bệnh vàng lá chân tốt. Kích thước quả trung bình 18 – 20cm, màu xanh đậm. Có thể thu quả từ 30 – 32 ngày sau khi trồng, thu được nhiều đợt.
  • Giống dưa chuột CN516: Có khả năng chống chịu bệnh tốt, bắt đầu cho thu quả sau khoảng 30 ngày, thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến 40 – 45 ngày. Quả dài trung bình từ 20 – 25cm, đặc ruột, năng suất khoảng 19 – 20 tạ/ sào. Đây là giống thường trồng để xuất khẩu.
  • Giống dưa chuột thơm TN 126: Bắt đầu cho thu hoạch quả từ 30 – 32 ngày sau khi trồng. Giống này thích nghi tốt với điều kiện thời tiết nên có thể trồng quanh năm.
  • Giống dưa lai F1 CuC 472: Chống chịu bệnh tốt, sinh trưởng mạnh, đặc biệt là vụ đông xuân và hè thu. Cây cho thu hoạch quả từ 38 – 39 ngày sau khi trồng, năng suất khoảng 40 – 50 tấn/ha.
  • Giống VIGOR268: Kháng bệnh tốt, đặc biệt rất phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh của miền Bắc. Quả màu xanh vừa, đẹp, không bị đắng, giòn, cho năng suất cao.
  • Giống dưa leo trái dài, to: Giống có nguồn gốc từ Nhật Bản có quả dài từ 30 – 40cm, trọng lượng trung bình khoảng 200 – 400g/ trái.
  • Giống quả dưa leo xanh địa phương: Tăng trưởng chậm, cho trái từ 32 – 35 ngày sau khi trồng. Trái dưa leo có vỏ xanh, gai đen, năng suất trung bình khoảng 30 – 40 tấn/ ha.
  • Giống dưa leo Tây Ninh: Tăng trưởng mạnh, quả to, có sọc, 2 đầu nhỏ hơn và có phấn ở giữa. Giống này cho thu hoạch trễ từ 40 – 42 ngày.
Xem Thêm:   Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Chi Tiết Nhất | Quả To Ít Bệnh Hại

Ngoài ra bà con có thể lựa chọn trồng một số giống dưa bao tử như: Mento 170 (Năng suất trung bình 1,1-1,2 tấn/sào), Ajax F1, Anaxo F1

Trên đây đều là các giống dưa leo năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu., bà con có thể xem xét lựa chọn giống phù hợp.

Tính toán diện tích cây giống cho ruộng dưa leo: 

Số lượng hạt giống cần thiết:

  • Giống dưa địa phương: 250 – 300 gram/ 1.000m2
  • Giống dưa lai: 50 – 80gram/ 1.000m2.

kỹ thuật trồng dưa leo

Số lượng cây giống cần thiết khi tính toán theo sao ruộng:

  • Một sào Bắc Bộ cần khoảng 2700 cây giống
  • Một sào Trung bộ cần khoảng 3720 cây
  • Một sào Nam Bộ cần khoảng 7500 cây

Xử lý giống 

Bước 1: Ngâm hạt giống

Chuẩn bị nước ấm từ 35 – 40 độ C (gồm 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh). Sau đó cho hạt giống vào ngâm từ 4 – 6 giờ. Yêu cầu nước không bị nhiễm phèn

Vớt hạt giống dưa leo ra rửa sạch hết nhớt bám trên hạt.

Bước 2: Ủ hạt giống 

Dùng giẻ hoặc cát để ủ hạt giống, bọc kín lại. Nhiệt độ ủ duy trì từ 29 – 31 độ C. Sau 1 – 2 giờ mở khăn vắt cho ráo nước tránh làm hỏng hạt. Từ 1 – 2 ngày kiểm tra nếu thấy mầm dài từ 2 – 3m thì cho vào bầu gieo.

trồng dưa chuột

Bước 3: Gieo hạt  vào bầu

Chuẩn bị bầu bằng nilon hoặc khay trồng.

Trộn đều 40 % đất + 30% trấu hun (mùn mục) + 30 % phân chuồng sau đó cho vào khay bầu, 1 bầu/ 1 cây.

Đặt hạt nằm ngang, rễ cắm xuống đất, sâu khoảng 1cm.

Bước 4: Chăm sóc cây giống trong bầu ươm

Bầu ươm nên được đặt ở nơi thoáng mát, có hệ thống giàn phun sương để tưới nước không làm tổn thương đến cây non.

Nếu trời nắng nóng, khô hanh thì tưới 2 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Nếu trời lạnh có thể tưới 1 lần/ ngày vào tầm 9 – 10 giờ sáng hoặc 4 – 5 giờ chiều.

Bầu ươm không cần bón thúc vì nếu câu con quá tốt thì khi ra ruộng chúng sẽ chống chịu bệnh tật kém, không thích nghi được.

Sau từ 7 – 10 ngày cây ra lá có thể đem đi trồng.

kỹ thuật trồng dưa chuột

Tiêu chuẩn cây giống: mập mạp, cứng cáp, rễ thăng, cao từ 3-5cm, có từ 2 – 3 lá. Cây con không bị hỏng, dập nát.

Trước khi mang ra đồng ruộng trồng khoảng 4 – 5 ngày, bà con không nên tưới nước để cây con thích nghi tốt.

Trước khi mang trồng khoảng 4 tiếng, tưới ướt đẫm phần rễ để khi nhổ rễ không bị đứt.

3. Làm đất, trồng cây 

Mật độ thích hợp để trồng cây con:

  • Khoảng cách giữa các cây: 30cm
  • Khoảng cách giữa cách hàng: 60cm

Làm đất trồng dưa deo 

Bộ rễ của dưa leo yếu, hấp thụ kém nên cần làm đất kỹ. Độ pH của đất nên duy từ 5,5 – 6,5. Loại đất thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ.

Nếu độ pH dưới 5,0 bà con bón vôi công nghiệp khoảng 30 – 50kg, rải đều trên mặt đất kết hợp với cày bừa. Tiến hành bón vôi 10 ngày trước khi bón lót.

Bón lót phân chuồng khi làm đất.

Đất rộng trồng dưa phải được đánh xới kỹ, tơi xốp, dọn sạch cỏ, gốc rơm rạ hoặc gốc ngô ở mùa vụ trúc (nếu có)

Lên liếp vào mùa mưa: rộng từ 1,2 – 1,8m, trồng thành 2 hàng, luống cao từ khoảng 20 – 25cm.

Xem Thêm:   Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Chi Tiết | Thành Công Ngay Vụ Đầu

Lên liếp vào mùa nắng: rộng 0,4 – 0,7m, liếp cao từ 20 – 30cm. trồng 1 hàng.

Kỹ thuật trồng dưa leo:

Bà con đặt bầu cây và vùi kín xuống đất, tưới nước cho đẫm gốc sau đó dùng đất cục để đặt xung quanh gốc cây tránh tình trạng cây bị đổ do mưa gió.

cách chăm sóc dưa leo

4. Chăm sóc

Bón phân 

Nhu cầu  dinh dưỡng của cây dưa leo khá cao, trong đó nếu bón đủ kali sẽ cho năng suất trái cao nhất, tiếp đến là đạm và lân.

Bà con có thể áp dụng công thức bón NPK như sau:

          Phân bón           Liều lượng (kg/ha – cho vùng đồng bằng)
N 140 – 220
P2O5 150 – 180
K2O 20 – 150

Lượng phân chuồng cần chuẩn bị: 20 tấn (cho thu hoạch 7 tạ/ sào bắc bộ)

Với diện tích 1.000m2 ruộng trồng dưa leo, bà con sẽ chia thành các lần bón thúc sau:

Lần 1  Lần 2  Lần 3 
Thời điểm    cây ra 4 – 5 lá thật    Sau thu quả lần đầu tiên    Sau 10 – 25 ngày sau lần bón thứ 2
   Phân đạm 1/4 1/4 1/4
Phân kali 1/4 1/4 1/4

Ngoài ra bà con cũng có thể sử dụng chế phẩm sinh học EM1 để bón cho cây dưa leo. Chế phẩm EM1 có tác dụng:

  • Ngâm hạt trước khi gieo trồng với chế phẩm EM1 tỉ lệ 1/1000 kích thích hạt nảy mầm nhanh, ngăn chặn tối đa sự phát triển của sâu bệnh.
  • Giúp đất tơi xốp, phì nhiêu
  • Giảm sâu bệnh, các loại côn trùng gây hại
  • Tăng khả năng quang hợp, kích thích sự phát triển, tăng khả năng ra hoa và đậu quả.

Chế phẩm EM

Làm giàn, phủ rơm 

Vào mùa nóng hoặc quá lạnh, bà con có thể phủ rơm quanh gốc để giữ ẩm, giảm nhiệt độ tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ. Đồng thời đối với các loại dưa leo không cần làm giàn, việc phủ rơm để dưa leo bò khắp ruộng, ra trái mà không bị thối vì không phải tiếp xúc trực tiếp với nền đất và các vi sinh vật gây bệnh.

2 tuần sau khi trồng, cây được khoảng 15 – 20cm, bà con bắt đầu làm giàn cho dưa leo để kích thích cây ra nhiều trái, giảm sâu bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu quả.

cách chăm sóc dưa chuột

Có thể dùng tre, nứa hoặc dèo dài từ 1 – 3m làm giàn leo. Ví dụ nếu có 2.700 gốc dưa leo bà con cần chuẩn bị: 2.700 x 1,5 = 4.050 cây cắm giàn.

Cắm các cây đã chuẩn bị theo kiểu chữ A, cố định ở phía trên bằng 1 cây nằm ngang, đoạn gần dưới chân cũng cần cố định để giàn đứng vững chắc.

Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng cọc tràm và dây kẽm để làm giàn, dùng được 3 – 5 năm.

Làm cỏ 

Làm cỏ thường xuyên và kịp thời, đặt biệt là trước và sau thời điểm bón phân tránh để các loại cỏ dại hút chất dinh dưỡng của cây.

Một số loại cỏ dại ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng như: cỏ gấu, cỏ mần trầu, cây xấu hổ, cỏ tranh, cây rau dền cơm.

Để xử lý, bà con có thể dùng màng nilon hoặc dùng rơm để phủ dưới gốc. Có thể sử dụng thuốc hóa học phun nhưng nên hạn chế.

Tưới nước 

Khi cây lớn phải tăng cường lượng nước tưới xung quanh liếp, đặt biệt khi ra quả. Bà con có thể dùng nước giếng khoan hoặc nước sông để tưới.

Vào mùa nắng, bà con nên tưới 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều mát, nếu thiết kế giàn tưới nước tự động thì sẽ hiệu quả hơn, không làm tổn hại đến hoa.

Cây thiếu nước sẽ phát triển còi cọc, ra quả kém, quả nhỏ, bị đắng.

Nếu cây thừa nước lá sẽ bị vàng, năng suất giảm.

5. Phòng trừ sâu bệnh 

cách trồng dưa chuột sai quả

    • Bệnh virus: thường xuất hiện sau 10 – 30 ngày trồng. Các cây bị bệnh bà con nên nhổ bỏ khỏi ruộng dưa tránh làm ảnh hưởng đến các cây khác.
    • Với các bệnh do nấm gây ra (phấn trắng, héo vàng, thán thư, sương mai…) bà con sử dụng thuốc để phun phòng trừ dịch bệnh:
12 – 15 ngày  19 – 22 ngày 30 – 35 ngày
Thuốc  Amictar 250SC       Ridomil Gold 68WG  Aliette 800WG
      10ml/bình 16 lít nước  40g/ bình 16 lít  30g/ bình 16 lít
      Liều lượng  2 bình/1000m2  3 bình/ 1000m2        4 bình/ 1000m2
  • Bọ trĩ: Có vòng đời sinh trưởng chi khoảng 18 – 25 ngày nhưng gây thiệt hại lớn, nhanh quen thuốc, dễ nhờn thuốc vì vậy bà con phải dùng thuốc có tác dụng mạnh và thay đổi loại giữa các lần phun. Một số loại thuốc như:  Conhdor, Polytrm, Dragon,…
  • Bọ rùa 28 chấm: Ăn lá cây khiến cây sinh trưởng phát triển kém, có khi ăn trơ trụi chỉ để lại gân lá. Vòng đời của chúng từ 35 – 45 ngày. Khi phát hiện, bà con nên ngắt bỏ lá sâu, bị nhộng bám, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, thu gom tàn dư thực vật đem đốt đi. Có thể sử dụng thuốc để phun.
  • Rầy mềm: Gây hại mạnh ở thời điểm ra quả. Đối với các ruộng dưa leo lớn, bà con có thể dùng thuốc phun như Sherpa, Pyrnex, Penbis, Polytrin,…
  • Đốm lá vàng: Phát triển nhiều vào mùa mưa. Bà con sử dụng thuốc để phun Cariotop 600 WDG, Appencarb super 50 FL, Cythala 750WP. Mỗi lần phun một loại.
Xem Thêm:   Kỹ Thuật Trồng Sầu Riêng Chi Tiết | Đạt Chuẩn Năng Suất Cao Lớn Nhanh

6. Thu hoạch

Dưa leo bắt đầu cho thu hoạch quả từ sau 35 – 45 ngày trồng, tùy từng loại giống.

Nên thu quả vào buổi sáng sớm, buổi chiều mát sẽ tiến hành bón phân và tưới nước để cây tiếp tục cho lứa quả sau.

cách chăm sóc cây dưa chuột

Những Bệnh Hại Trên Cây Dưa Leo

1.Bệnh chết héo trên cây con

Bệnh do loại nấm Rhizoctonia solani gây hại ở giai đoạn trồng cây con, nấm bệnh khiến cây con bị héo tóp thân, rễ cây bị thối.

Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện độ ẩm cao khiến nấm sản sinh trong lòng đất, ở giai đoạn này cây con còn rất yếu nên dễ nhiễm bệnh khiến cây khó sinh trưởng tốt, thậm chí cây không thể sống được.

2.Bệnh xoắn đọt, lá nhỏ quăn queo

Dấu hiệu bệnh ở phần đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng, bệnh nặng sẽ làm cho đọt cây bị sượng, cây bị chùn lại, khả năng cho trái rất ít, trái thường dị dạng và có vị đắng.

Bệnh xoắn lá ở cây dưa leo hay còn gọi bệnh khảm gây hại do các loại côn trùng chích hút như bò trĩ, bù lạch và rệp dưa. Các loại vi khuẩn thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hay vàng, sống tập trung trong đọt non hay mắt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho cây bị xoăn lại. Ở điều kiện thời tiết nắng thì bù lạch ẩn nấp trong rơm rạ hoặc các lá cuốn lại.

3.Bệnh héo rũ, vàng lá

Triệu chứng ban đầu xuất hiện những vết thâm nhỏ trên dọc thân cây làm cho cây bị héo nhẹ vào thời điểm trời nắng nóng. Đặc điểm là buổi sáng và ban đêm cây vẫn tươi tốt nhưng vào lúc trưa chiều cây bị héo rũ, đây là giai đoạn cây dưa leo phát bệnh, chỉ vài ngày sau sẽ khiến lá bị héo vàng, cây dưa bị héo từng nhánh, sau đó thân cây héo đột ngột như bị thiếu nước rồi chết cả cây. Bệnh thường  gây hại nhiều từ khi cây dưa leo kín mặt giàn.

Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng ẩm, cây bị thiếu nước, đất bị ẩm thấp sinh ra loại nấm Fusarium và nấm Phytophthora gây hại từ thời kỳ ra hoa đến tượng trái.

4.Bệnh thối gốc rễ

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là ở phần gốc thân sát mặt đất xuất hiện chấm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra rất nhanh bao bọc quanh cổ rễ khiến thân lá cây bị héo rũ. Sau khoảng 1 tuần thì rễ và gốc cây bị thối nhũng, cây đổ gục chết lụi.

Bệnh thối gốc rễ do nhiều loại nấm hại gây ra như nấm Fusarium solani f.s. phasceli, Rhizoctonia solani Kuhn và Thielaviopsis,… Bệnh này phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao, mưa nhiều, nhiệt độ thấp, hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường. Đất bị trũng ứ đọng nước.

5.Bệnh thối trái non

Bệnh gây hại trên lá, trái và gốc thân, vùng bị bệnh có dấu hiệu bị úng nước chuyển sang màu đen và thối nhũn. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây cho ra hoa và thụ phấn, bệnh tấn công ở lá, hoa và trái non, trong thời điểm 5 – 7 ngày hoa cho ra trái, bệnh gây hại khiến trái bị thối đen, trái non bị rụng hoặc bị teo lại. Bệnh nặng có thể gây thối cả rễ, làm cây chết.

Bệnh thối trái non do nấm Choanephora cucurbitarum hay nấm Phytophthora sp gây ra. Bệnh gây thiệt hại nặng trong mùa mưa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *