Gần đây, có khá nhiều tranh cãi xảy ra khi nhiều người cho rằng con vật này là gia súc, con vật kia không phải gia súc. Vậy thực chất gia súc là gì, gồm những con gì? Chó mèo có phải gia súc không? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

Gia súc là gì?

Gia súc chính là từ để chỉ các loại động vật có vú được con người thuần hóa, làm vật nuôi với mục đích sản xuất ra hàng hóa, lấy sức lao động, lấy thực phẩm… Còn vật nuôi là từ để chỉ những con vật được nuôi trong đó có gia súc, bán gia súc, động vật hoang dã bị nuôi nhốt… Bán gia súc là chỉ những con vật được con người thuần hóa nhưng ở mức độ thấp.

Bên cạnh đó, theo định nghĩa tại Luật Chăn nuôi 2018 thì gia súc là: Các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Gia súc là gì

Như vậy, gia súc chính là những loài động vật vẫn tồn tại ngay trong đời sống hàng ngày của chúng ta như: trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu… Trong đó, có những loài sử dụng làm thịt chủ yếu, có loài lấy sữa, có loài lấy lông nhưng tựu chung lại chúng đều phục vụ các giá trị liên quan đến nông nghiệp. Một điểm chung nữa của gia súc đó là chúng đều là động vật có vú và có 4 chân trong khi gia cầm chỉ có 2 chân. Điều này để phân biệt gia súc gia cầm trong đời sống hàng ngày.

Gia súc là những con vật gì? Chó mèo có phải gia súc không?

Gia súc gồm những con vật nào? Chó mèo có phải gia súc không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người quan tâm hiện nay. Như đã nói ở trên thì gia súc là các loài động vật có vú được con người thuần hóa, chính vì vậy nó gồm các con vật như:

  • Lợn (heo)
  • Thỏ
  • Trâu
  • Cừu…
Xem Thêm:   Ai là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới? Top 10 ngôi sao bóng đá vĩ đại mọi thời đại

Thông thường mọi người chỉ nghĩ gia súc là các con vật trâu, bò… kể trên, thế nhưng theo định nghĩa tại Luật Chăn nuôi 2018 thì chó, mèo cũng được coi là gia súc. Và thực chất coi chó mèo là gia súc hay là vật nuôi đều đúng.

Gia cầm là gì?

Theo Wikipedia: “Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ”.

Như vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể gặp những loài gia cầm phổ biến: gà, vịt, ngỗng, ngan… Ngoài ra, một số loài chim được con người nuôi nhằm mục đích lấy thịt như chim bồ câu, chim cút… cũng được nhiều người gọi là gia cầm.

Gia cầm chính là loài động vật cung cấp thịt và nguồn dinh dưỡng phổ biến nhất, chiếm tới 30% lượng thịt trên toàn thế giới. Trong đó gà các loại là gia cầm có lượng tiêu thụ phổ biến nhất chỉ sau thịt lợn.

Phân biệt gia súc gia cầm

Gia súc gia cầm đều có điểm chung là được nuôi để phục vụ các nhu cầu về thực phẩm, dinh dưỡng cho con người. Dựa vào một số khái niệm đưa ra từ Wikipedia và hình ảnh những con vật ngoài đời sống có lẽ bạn cũng đã biết cách phân biệt gia súc gia cầm, 2 tên gọi cho các loài vật sản xuất chính trong nông nghiệp rồi chứ?

Nếu bạn còn phân vân về một loài vật là gia súc hay gia cầm thì chỉ cần lựa chọn 1 chi tiết: gia súc có 4 chân còn gia cầm thì có 2 chân.

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc

Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ

Bà con nên tu sửa lại, che chắn kín gió khi cần thiết; phát quang bụi rậm xung quanh; đồng thời tránh để ẩm ướt, lầy lội để hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh.

Xem Thêm:   Mơ thấy nước đánh số mấy - Giải mã ý nghĩa và điềm báo

Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ

Cần phun thuốc sát trùng, tẩy uế cho khu vực chuồng trại để tiêu độc; diệt mầm bệnh theo định kỳ từ 1 – 2 lần/tuần; bà con nên phun trên diện rộng ở cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh để hạn chế mầm bệnh phát sinh.

Với các loại vật nuôi chưa có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt; người chăn nuôi cần phải có chuồng úm hoặc quây úm; phía trên có treo bóng đèn với công suất khác nhau để cung cấp nguồn nhiệt cho phù hợp.

Thường xuyên khơi thông cống rãnh thoát nước; tránh tình trạng ứ đọng phân; nước bẩn gây mất vệ sinh; dẫn đến những mầm bệnh có hại cho vật nuôi. Bà con có thể sử dụng những chế phẩm khử mùi để hạn chế mùi hôi thối bốc lên trong chuồng trại chăn nuôi.

Chọn con giống tốt, khỏe

Bạn nên chọn mua những con giống phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại gia đình; Nên tự túc con giống để hạn chế lây lan mầm bệnh hoặc tìm mua ở những địa chỉ bán giống có uy tín đã được Nhà nước cấp phép. Nên lựa chọn con giống khỏe mạnh; khi mới mua về phải được nuôi cách ly ít nhất 2 tuần mới bắt đầu cho chúng nhập đàn.

Vận chuyển vật nuôi từ nơi này sang nơi khác

Khi phải vận chuyện vật nuôi từ nơi này sang nơi khác; cần chú ý đảm bảo tốt quy trình vận chuyển. Đặc biệt phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định kiểm dịch để an toàn tuyệt đối cho đàn vật nuôi.

Vận chuyển vật nuôi từ nơi này sang nơi khác

Sử dụng các loại phương tiện vận chuyển chuyên dùng để chở vật nuôi. Những phương tiện này cần được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc sát khử trùng; che chắn xung quanh để tránh mưa gió tạt vào vật nuôi.

Cần chú ý mật độ nuôi nhốt phù hợp, tránh trường hợp vật nuôi đè lên nhau. Nếu phải vận chuyển cả quãng đường xa cần chuẩn bị trước nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo để cho vật nuôi sử dụng.

Chăm sóc nuôi dưỡng

Chăm sóc nuôi dưỡng vật nuôi đảm bảo sức đề kháng tốt bằng cách cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu và phù hợp theo từng độ tuổi của vật nuôi.

Xem Thêm:   Gà Trống Có Đẻ Trứng Không? Lý Giải Hiện Tượng Gà Trống Đẻ Trứng

Đối với lợn con và gà con ở giai đoạn úm, bà con nên sử dụng nguồn thức ăn hỗn hợp đủ chất dinh dưỡng. Với trâu, bò khẩu phần ăn chính thường là là thức ăn thô xanh vì vậy, người chăn nuôi cần chủ động cắt cỏ hoặc tận dụng có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: Cỏ, Cấy chuối, thân ngô, rơm rạ, thân cây lạc …. Phòng trường hợp mưa gió không chăn thả được.

Cần cung cấp đủ thức ăn dễ tiêu, đảm bảo chất dinh dưỡng và số lượng phù hợp cho từng giai đoạn của vật nuôi. Lưu ý không sử dụng những loại thức ăn đã bị ôi thiu, ẩm mốc.

Đối với chăn nuôi heo và gia cầm thì cần dự trữ nguồn thức ăn tinh đảm bảo đủ sử dụng trong thời gian hàng tuần, hàng tháng.

Cần chuẩn bị đầy đủ nước sạch cho vật nuôi. Bổ sung thêm điện giải B-Complex, men tiêu hóa, vitamin để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

Công tác thú y

Chuẩn bị đầy đủ nước sạch cho vật nuôi. Bổ sung điện giải B-Complex, vitamin, men tiêu hóa nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật.

Công tác thú y

Cần theo dõi sức khỏe hằng ngày của đàn vật nuôi; để phát hiện kịp thời vật nuôi có dấu hiệu bất thường để cách ly, điều trị kịp thời. Nếu số lượng nhỏ không thấy biểu hiện lây lan thì cho vật nuôi uống thuốc trợ sức, trợ lực, tạo sự thoáng mát cho vật nuôi; khi vật nuôi khỏe mạnh trở lại bình thường thì cho nhập đàn trở lại.

Dùng một số loại thuốc dạng Premix để phòng bệnh trong quá trình chăn nuôi như: Marflomix (lợn), Marflomix (gà)… vừa có tác dụng phòng bệnh; vừa có tác dụng kích thích tăng trưởng; giúp vật nuôi nhanh lớn, khỏe mạnh, chống lại các mầm bệnh.

Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể giải thích được gia súc là gì? Gia cầm là gì và cách chăm nuôi gia súc cơ bản để phòng tránh dịch bệnh trong thời điểm giao mùa nhé. Chúc bà con thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *