Có một số bạn mới nuôi gà thắc mắc Gà mái đẻ trứng có cần gà trống không và nuôi bao lâu thì gà mái đẻ. Vấn đề này gà mái đẻ trứng có cần gà trống không chắc nhiều bạn cũng có câu trả lời rồi nhưng việc nuôi bao lâu thì gà mái đẻ chắc cũng không có nhiều bạn biết. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng Thành Công Farm tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây nhé.

Gà mái đẻ trứng có cần gà trống không

Nhiều bạn thắc mắc Gà mái không có gà trống có đẻ được không. Câu hỏi này cũng khá xưa rồi và chắc chắn phải đến 90% mọi người ai cũng biết. Tất nhiên, 10% còn lại không biết nên mới hỏi câu này và câu trả lời là có. Không có gà trống thì gà mái vẫn đẻ được như bình thường. Trong chăn nuôi gà lấy trứng, hầu như các trại gà đều không cần gà trống vì gà trống có cũng được mà không có cũng không sao.

Trả lời luôn câu hỏi trên, gà mái không cần phải có gà trống vẫn đẻ được bình thường. Tuy nhiên, để gà mái đẻ trứng được thì con gà đó phải đến tuổi thành thục, khi đến tuổi thành thục thì bộ phận sinh sản của gà sẽ phát triển đầy đủ mới có thể đẻ được.

Gà là giống gia cầm được nuôi rất nhiều hiện nay. Gà có thể được nuôi để chuyên lấy thịt hoặc chuyên lấy trứng. Khi nuôi gà lấy trứng để bán thương phẩm thường người nuôi gà vẫn ghép cả gà trống vào trong đàn. Tuy nhiên, thực tế thì gà mái không có gà trống vẫn đẻ như bình thường. Gà trống chỉ có tác dụng giúp thụ tinh cho các trứng sắp được đẻ ra mà thôi.

Một vấn đề khác liên quan đến vấn đề này mà nhiều bạn thắc mắc đó là không có gà trống thì gà mái có ấp trứng không vì những trứng đó là những trứng không có trống. Câu trả lời là có, dù không có gà trống thì gà mái vẫn ấp những trứng đã đẻ ra, đây là bản năng của gà mái không liên quan gì đến gà trống cả. Tất nhiên vẫn có ngoại lệ, một số giống gà công nghiệp đã được lai tạo và chọn lọc để chuyên đẻ trứng, những giống gà này có bản năng ấp rất kém thậm chí không có bản năng ấp.

Có lẽ một số bạn nuôi gà thắc mắc tại sao gà nhà mình không thấy đẻ trong nuôi đã khá lâu. Vấn đề này thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác từ chuồng trại, dinh dưỡng cho đến bản thân con gà đó nữa. Nếu chuồng trại không đảm bảo gà bị stress thì sẽ không đẻ được. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng khiến gà bị thiếu một số vi chất khiến gà không thể tạo trứng. Cũng có thể con gà đó có vấn đề liên quan đến bộ phận sinh sản nên không đẻ được. Còn về việc có trống hay không có trống thì không quan trọng vì gà mái đến tuổi thì sẽ đẻ bất kể có trống hay không.

Xem Thêm:   Ý nghĩa số 29 - Tìm hiểu về những điều thú vị xoay quanh con số đặc biệt này

Gà mái nuôi bao lâu thì đẻ

Gà mái tùy từng giống khác nhau mà thời gian đẻ trứng cũng khác nhau. Thông thường các giống gà siêu trứng chỉ cần nuôi khoảng 4 – 5 tháng là bắt đầu đẻ. Các giống gà ta phải nuôi khoảng 5 – 7 tháng mới bắt đầu đẻ trứng đầu tiên. Khi mới đẻ trứng đầu tiên, trứng này sẽ có kích thước khá nhỏ gọi là trứng gà con so. Những lần đẻ sau trứng sẽ lớn dần lên và đạt kích thước ổn định. Trọng lượng của trứng gà cũng khác nhau tùy từng giống gà. Những giống gà có kích thước mái nhỏ thường đẻ trứng nhỏ và ngược lại. Ví dụ như gà ác có trọng lượng con mái thường dưới 1kg nên trứng gà ác chỉ nặng khoảng 30 gam. Trong khi đó, trứng gà công nghiệp thường nặng từ 50 – 60 gam do trọng lượng của gà mái lớn (2,5 – 3kg).

Có những giống gà nuôi khoảng 4 tháng là bắt đầu đẻ nhưng cũng có những giống gà nuôi 6 – 7 tháng mới bắt đầu đẻ. Thời gian thành thục của gà thường được tính khi có 5% gà trong đàn đẻ trứng đầu tiên. Sau đây là thời gian thành thục của một số giống gà các bạn có thể tham khảo.

Giống gà Thời gian đẻ
Gà tam hoàng 150 ngày
Gà ri 135 – 144 ngày
Gà ác 113 – 125 ngày
Gà Đông Tảo 165 ngày
Gà Hồ 185 ngày
Gà rừng 180 – 210 ngày
Gà chọi 210 ngày
Gà H’Mông 133 – 141 ngày
Gà tàu vàng 180 ngày
Gà tre 240 ngày
Gà Lương Phượng 140 – 150 ngày
Gà Ai Cập 140 ngày
Gà Rhode Island đỏ 120 – 150 ngày
Gà Leghorn 140 ngày

Như vậy, có thể thấy rằng gà mái không cần gà trống vẫn đẻ được như bình thường. Điều kiện tiên quyết là con gà mái đó được chăm sóc tốt và đã đã đến tuổi thành thục. Tùy từng giống gà khác nhau mà tuổi thành thục của gà cũng khác nhau. Thường các giống gà thành thục sớm vào khoảng 4 tháng tuổi, trung bình các giống gà sẽ để vào khoảng 5 – 6 tháng tháng tuổi.

Biểu hiện gà ấp trứng

Đòi ấp trứng

Đòi ấp là hành vi gà mái mẹ muốn ấp trứng sau khi đã đẻ xong. Gà đòi ấp trứng sẽ ngừng đẻ và thường xuyên nằm lì trong ổ đẻ hoặc xù lông thường xuyên. Đây là một bản năng tự nhiên, đa số gà đẻ đầy ổ rồi ngưng và bắt đầu ấp.

Tập tính đòi ấp trứng sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, giống gà, chế độ nuôi dưỡng. Những giống gà nhà có thân hình nhỏ thường có tập tính đòi ấp cao và ấp trứng nuôi con rất khéo.

Sau một thời gian đòi ấp trứng khoảng 1 tuần mà không có trứng trong ổ. Gà mái mẹ sẽ giảm dần nhu cầu đòi ấp và chuẩn bị đẻ lứa mới để ấp.

Xem Thêm:   Tuổi Thọ Của Chuột? Chuột Có Thể Sống Bao Lâu Trong Tự Nhiên

Ấp bóng

Khi đẻ trứng xong, gà mái thường xuyên nằm bẹp trong ổ, xù lông và kêu khi có người đi qua. Sau khi đẻ xong thì cơ thể gà mẹ sẽ tiết ra kích tố thúc tuyến sinh dục khiến thân nhiệt tăng, luôn cảnh giác, lông bụng rụng bớt, tính tình điềm tĩnh. Lúc này, nếu đặt trứng vào ổ thì gà mẹ sẽ ấp ủ chăm sóc trứng.

Nếu muốn gà mẹ ngừng ấp bóng và tiếp tục quá trình đẻ trứng. Người ta sẽ treo tổ lên trên cao bằng rào tre ở nơi thông thoáng. Sau vài ngày, gà mái không lên được tổ để ấp sẽ quên ấp bóng.

Cách cai ấp trứng ở gà

Hiện nay, người chăn nuôi thường nuôi gà với quy mô lớn để lấy trứng. Để có năng suất cao, người ta sẽ gom trứng cùng một đợt để ấp bằng máy. Do đó, không cần gà mái ấp và nuôi con nữa nên sẽ áp dụng cai ấp trứng.

Cai truyền thống

Gà sau khi đẻ thường có bản năng đòi ấp mạnh và sẽ ngưng đẻ trứng. Do đó, người ta sẽ thực hiện cai ấp trứng ở gà mái để gà tiếp tục đẻ trứng.

Những phương pháp cai ấp trứng truyền thống như:

  • Đặt ổ trứng ra nơi thoáng đãng, không có ổ đẻ.
  • Cho ăn đầy đủ thức ăn giàu protein và chất xanh.
  • Thả chung vào đó một gà trống khoẻ mạnh, hăng để mỗi lần gà mái nằm xuống ấp bóng bị gà trống đòi đạp xua dậy.
  • Thân nhiệt gà mái cao (42oC), có thể tắm cho gà hạ thân nhiệt (mùa hè), đồng thời lông gà ướt, gà không muốn nằm, quên dần việc ấp bóng.
  • Nhúng gà xuống nước (ít nhất 2 lần/ngày) trong 3-5 ngày liền khi gà mẹ vào ổ ấp.
  • Nhốt vào nơi có nhiều ánh sáng và bổ sung dinh dưỡng và Vitamin ADE trong khẩu phần ăn.
  • Buộc cánh gà mẹ vào để chúng không xoè ra ấp trứng được.
  • Cứ gà vào tổ ấp, lại xua chúng ra, làm nhiều lần như vậy chúng cũng sẽ dần quên ấp.
  • Có thể dùng một số thuốc để giảm nhiệt độ cho gà như cho gà uống aspirin 1 – 2 viên/con/ngày hoặc uống anlgin 150 –200 mg/con/ngày.

Cai ấp hiện đại

Dốt gà mái vào chuồng riêng biệt từ 7-10 ngày để chúng quên dần việc đòi ấp. Chuồng nên đặt ở vị trí có nhiều ánh sáng với cường độ mạnh và chiếu sáng liên tục. Điều này sẽ kích thích gà đẻ trứng và quên dần việc đòi ấp.

Người ta thường sử dụng ánh sáng nhân tạo chiếu liên tục trong vòng 12 giờ sẽ cung cấp đủ kích thích cho việc tăng tối đa sản xuất trứng. Khi sử dụng ánh sáng nhân tạo để kích thích gà đẻ trứng và phá vỡ hành vi đòi ấp ở gà mái.

Để giảm hành vi đòi ấp có hiệu quả cao, người ta thường kết hợp kích thích ánh sáng với sàn kim loại.

Những cách cai ấp trứng hiện đại khác như

  • Nhốt gà vào thùng gỗ đủ độ ẩm nhưng tối mù mịt, bắt nhịn ăn liền 3 ngày, sau đó thả ra gà sẽ thôi đòi ấp.
  • Ban ngày thả gà ở chỗ rộng và sáng, gà sẽ đuổi nhau và không đòi ấp, tốt nhất ở chỗ thoáng gió để hạ thấp thân nhiệt của gà ức chế việc sản sinh loại kích tố liên quan đến việc đòi ấp.
  • Nhúng gà xuống nước để hạ thấp thân nhiệt, kích thích thần kinh, cắt nhu cầu đòi ấp của gà.
  • Tiêm bắp cho mỗi gà đẻ 1ml dung dịch CuSO4 (dưới 20 mg đồng sunfat) gà sẽ thôi đòi ấp.
Xem Thêm:   Vịt Xiêm Là Gì? Kỹ Thuật Nuôi Vịt Xiêm Lớn Nhanh Hiệu Quả

Bí quyết kích thích gà để trứng nhiều

1. Kỹ thuật kích thích hocmon

Khi lượng hocmon tiết ra càng nhiều thì gà mái đẻ trứng đạt đến cực điểm. Lợi dụng điểm này để kích thích sự đẻ trứng ở gà thì bà con nên cho gà phơi nắng thường xuyên, điều này sẽ giúp gà sản xuất ra nhiều hocmon, nhờ sự tác động của ánh nắng mặt trời lên tuyến yên, do đó nên tăng cường chiếu sáng cho gà từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày, và liên tục làm như thế trong vòng 3 tuần sẽ kích thích gà mái đẻ trứng nhiều hơn.

2. Nguồn sáng đầy đủ

Theo kinh nghiệm chăn nuôi gà đẻ từ rất nhiều trại gà thì nếu cung cấp đủ ánh sáng cho gà mái sẽ giúp gà đẻ trứng hiệu quả hơn rất nhiều, đối với mùa hè thì ánh sáng gần đủ, mỗi tối chỉ cần thắp điện thêm 1 tiến vào mùa hè và 2 tiếng vào mùa đông sẽ thấy số lượng trứng tăng lên đáng kể.

3. Cung cấp đủ năng lương cho gà đẻ

Gà quá ốm hay quá béo cũng không thể đẻ nhiều trứng vì vậy bà con cần cung cấp đầy đủ năng lượng cho gà. Những năng lượng này sẽ chuyển hóa năng lượng đó trong quá trình đẻ trứng. Lượng dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ giúp cho gà đẻ ra nhiều trứng hơn và cho sản lượng trứng ổn định trong một gian dài. Nên cho gà ăn 2 lần trong ngày, buổi sáng khoảng 40% lượng thức ăn và chiều thì tăng lên là 60% lượng thức ăn..

4. Cung cấp đủ nguồn nước

Thiếu nước hiển nhiên gà sẽ không thể đẻ. Gà cần uống một lượng nước khá lớn trong quá trình đẻ trứng vì trong thành phần của trứng chứa rất nhiều nước. Việc đảm bảo vệ sinh nguồn nước uống cho gà đẻ trứng là rất quan trọng.

5. Thuốc kích thích đẻ trứng

Thuốc kích thích đẻ có chứa đầy đủ thành phần vitamin, các chất bổ sung cho cơ thể gà mái sản sinh được trứng, giúp vỏ trứng dày hơn, quá trình thụ phôi cũng tốt hơn, giúp trứng có chất lượng tốt.

Có thể sử dụng như bổ sung chất Thyreoprotein hoặc Caseiniod giúp gà mái đẻ tăng thêm 6% và rút ngắn thời gian chu kỳ đẻ khoảng 20% thời gian. Eitririn làm tăng sản lượng trứng trên 26%, liều 8g/100kg thức ăn. Analgin 500mg/viên cũng có thể giúp gà đẻ nhiều hơn và giảm thời gian chu kỳ đẻ.

Trên đây là đáp án câu hỏi gà mái đẻ trứng có cần gà trống không. Mong rằng bạn sẽ trả lời câu hỏi của mình và có những biện pháp chăn nuôi hợp lý để có năng suất cao nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *