Nấm sò (nấm bào ngư) vừa là nấm ăn, vừa là nấm dược liệu giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong chế biến món ăn hàng ngày. Để đáp ứng nhu cầu đó, rất một số mô hình trồng nấm sò đã ra đời và thành công, cải thiện nguồn thu nhập cho hộ gia đình, cá thể. Nghề này vẫn có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, thực sự trở thành một nghề bền vững, ổn định lâu dài, giảm thiểu rủi ro, bà con cần phải nắm chắc các kỹ thuật chăm sóc, thu hái. Cụ thể Thành Công Farm tổng hợp và chia sẻ trọn bộ kỹ thuật trồng nấm sò, mời bà con tham khảo, chắt lọc.

Cách trồng nấm sò (01)

1. Giới thiệu về nấm sò

Nấm bào ngư là một loại nấm ăn được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành của nước ra. Tai nấm có dạng phễu lệch, có chứa nhiều chất đường, thậm chí hơn cả nấm rơm, nấm hương. Ngoài ra, trong nấm sò còn có chứa chất kháng sinh Pleurotin. Chất này có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn Gram dương. Hai polysaccharide được tìm thấy trong nấm còn có hoạt chất kháng ung bướu. Nấm sò còn được biết đến như một loại thực phẩm quý giàu axit folic cần thiết cho người bị thiếu máu.

Nấm bào ngư có nhiều loại khác nhau. Hiện nay, các mô trình trồng nấm sò ở Việt Nam chủ yếu là loại nấm sò trắng. Ngoài ra còn có sò xám, sò yến…

2. Thời vụ trồng nấm thích hợp

Nấm sò thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu của Việt Nam. Bà con có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất là tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Lúc này, thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

3. Kỹ thuật trồng nấm sò “bội thu”

Cách trồng nấm sò (02)

3.1. Nguyên liệu trồng nấm sò

Nấm sò có thể mọc trên nhiều loại cơ chất khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến hiện nay vẫn là mạt cưa cao su, rơm rạ, bã mía.

– Trồng nấm sò trên mạt cưa:

Sử dụng chủ yếu là mạt cưa cao su. . Một số nơi có thể dùng mạt cưa của cây xoài, mít, sung, so đũa, gỗ mềm…
Trộn mạt cưa cao su với 0,5% vôi, đảo đều, ủ thành đống để tạo thành cơ chất trồng nấm. Sau đó, bà con thêm các thành phần dinh dưỡng cần thiết nếu như mạt cưa nghèo dinh dưỡng. Bổ sung 5% cám gạo, 3 – 5% bột đậu nành trước khi đóng túi.

Nguyên liệu đạt yêu cầu, cho vào túi nilon. Thông trường mỗi trang trại trồng nấm sẽ duy trì từ 5000 – 10.000, 20.000 bịch.

Xem Thêm:   Tháng 4 Trồng Rau Gì? Giống Rau Ngon Dễ Trồng & Chăm Sóc Nhất

Bịch giá thể sau khi đóng gói sẽ được thanh trùng bằng hơi. Sau đó đem đi cấy meo giống, nhét bông tại cổ bịch và ươm sợi, trồng, chăm sóc, thu hái.

– Trồng nấm sò trên bã mía:

Bã mía cũng là một nguyên liệu được nhiều trang trại tận dụng để trồng nấm sò. Bã mía đem về phơi khô. Tiếp tục làm ẩm với 2% nước vôi tô. Ủ đống bã mía trong khoảng từ 4 – 5 ngày. Thời điểm ủ, bà con cũng có thể bổ sung thêm 0,01% ure. Các bước đóng bịch, thanh trùng được tiến hành tương tự.

3.2. Chuẩn bị nhà trồng nấm

– Địa điểm:

Cách xa nguồn lây bệnh: bãi rác, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, cống rãnh, phế thải trồng nấm. Cách xa các nhà máy xẻ gỗ, nhà máy chế biến nông sản, nhà máy sát, nơi với có nhiều bụi bặm, ô nhiễm.
Nên bố trí nhà trồng nấm ở địa điểm cao, thông thoáng, không khí và nguồn nước sạch sẽ. Ưu tiên khu vực dễ thoát nước, không có nước tù, nước đọng.

– Cách làm nhà trồng nấm sò:

Nhà trồng nấm nên được bố trí thành các phân khu riêng. Về cơ bản sẽ gồm: khu chế biến nguyên liệu, giá thể trồng nấm; khu nhà ươm sợi; Khu nhà trồng. Nếu quy mô rộng, nên làm thêm khu xử lý bịch nấm sau khi thu hoạch.

Diện tích trang trại trồng nấm sò:

  • Dưới 1000 bịch: khoảng 5m2
  • Dưới 5000 bịch: 25 – 35m2
  • Từ 10.000 bịch trở lên: rộng khoảng 60m2 trở lên

Ngoài ra còn có phòng cấy giống. Nấm sò tương đối dễ trồng, bà con có thể tự làm phòng cấy, không cần tủ cấy vô trùng. Phòng cấy là căn phòng sạch sẽ, kín, được sát trùng và có đầy đủ ánh sáng. Cơ bản nhất, có thể dùng bạt quây kín xung quanh.

Nhà nuôi sợi yêu cầu sạch sẽ, thoáng khí, có mái che làm bằng lá cọ, cỏ tranh, lá dừa… Nhà nuôi sợi ít ánh sáng nhưng cũng không được quá tối. Vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật, mầm bệnh phát triển. Bên trong bố trí các giàn, kệ làm bằng tre đơn giản, dùng để xếp các bịch nấm sau khi đã cấy giống.

Nhà trồng nấm sò cũng thiết kế tương tự. Sử dụng tre, nước, lá cọ, lá tranh, lá dừa để tạo độ thoáng mát và tiết kiệm chi phí. Bên trong nhà trồng phải đáp ứng được yêu cầu về điều kiện môi trường cho nấm sinh trưởng phát triển. Bà con có thể tạo hệ thống phun sương để thuận tiện tưới tiêu mà không làm bịch nấm bị úng nước.

Ngoài ra còn cần chuẩn bị kệ chắc chắn hoặc dây treo bịch nấm. Nếu dùng kệ chỉ nên làm 3 tầng để thuận tiện chăm sóc, thu hái. Dùng dây treo cần đảm bảo độ chắc chắn. Trung bình 1 bịch nấm nặng 1,2 – 1,4kg. Bà con nhân với tổng số bịch để tính toán khả năng nâng đỡ, chịu lực của dây/kệ.

Cách trồng nấm sò (03)

Các trang trại quy mô lớn có thể làm kiểu nhà 3 lớp mái trồng nấm. Bao gồm 2 lớp lưới lan và 1 lớp nilon Israel loại cao cấp.

Vệ sinh, sát trùng nhà trồng sạch sẽ. Sử dụng nước sạch tưới rửa. Sau đó dùng nước vôi trong xịt kháng khuẩn. Phòng ươm sợi và nhà trồng nấm phải cách ly ít nhất 1 – 2 tuần mới trồng được.

Xem Thêm:   Chim Bồ Câu Ăn Gì? Chế Độ Dinh Dưỡng Để Bồ Câu Lớn Nhanh

3.3. Điều kiện môi trường

– Nhiệt độ: 24 – 28 độ C. Nấm sò cũng có thể chịu lạnh được 13 – 20 độ C.

– Độ ẩm cơ chất: 60 – 70%.

– Độ ẩm không khí: Khi tưới đón nấm khoảng 70%, tốt nhất là từ 75 – 90%. Nếu độ ẩm dưới 50%, nấm ngừng phát triển. Còn nếu trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn, rủ xuống.

– Độ pH: từ 4 -,4 – 9,0 sợi tơ nấm vẫn có thể mọc. Nhìn chung đây là giống nấm có sức chống chọi tốt. Tuy nhiên, quả thể nấm phát triển tốt nhất khi pH ở ngưỡng 6,0 – 7,0.

– Ánh sáng:

+ Giai đoạn sinh trưởng hệ sợi: không cần ánh sáng.

+ Giai đoạn hình thành quả thể nấm: cần ánh sáng có cường độ trung bình 200lux. Nếu mạnh quá sẽ ngăn quá trình hình thành quả thể. Còn nếu yếu quá kích thích chân nấm mọc dài, mũ hẹp. Tốt nhất là ánh sáng ở trong nhà trồng nấm.

– Độ thông thoáng:

+ Giai đoạn sinh trưởng hệ sợi: CO2 trong phạm vi từ 15 – 20%.

+ Giai đoạn hình thành quả thể nấm: Cần độ lưu thông không khí mạnh, lượng oxy cần tăng lên, CO2 giảm xuống.

3.4. Bịch phôi, cấy giống

Sau khi giá thể ủ được đóng bịch, bà con phải tiến hành công đoạn thanh trùng bằng hơi nhiệt. Quá trình sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh còn sót lại. Giúp nấm phát triển khỏe mạnh trên cơ chất.

Sau khi thanh trùng, đem bịch nấm vào phòng cấy meo. Giống/ meo bà con có thể mua tại các trang trại uy tín hoặc mua tại cơ sở nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng Dụng. Khi có kinh nghiệm lâu năm, bà con có thể tự sản xuất giống nấm sò. Vì đây là loại tương đối đơn giản.

3.5. Kỹ thuật chăm sóc nấm bào ngư

– Phòng ươm sợi

Chuyển các bịch giá thể đã cấy giống vào phòng ươm, xếp lần lượt lên kệ, giá. Giai đoạn này không tưới nước, ánh sáng yếu. Trường hợp thời tiết quá nóng, nhiệt độ bên trong tăng cao, bà con có thể tưới nước lên vách hoặc nền, mái nhà để hạ nhiệt. Thời gian nuôi sợi khoảng 30 ngày.

Cách trồng nấm sò (04)

– Phòng trồng nấm

Sau thời gian ươm, sợi nấm phủ trắng bịch, lúc này chuyển bịch nấm sang nhà trồng. Bà con có thể treo thành xâu hoặc xếp nằm ngang.

Khi treo thành xâu, sẽ dựng đầu hướng lên trên hoặc sang ngang. Bịch cuối cùng cách mặt đất 30 – 50cm. Mỗi một dây treo được 12 – 15 bịch. Cứ 4 – 5 bịch lại thắt nút một lần để bịch nấm không bị rơi. Tiến hành rạch 6 – 8 đường, mỗi đường dài 3 – 4cm lên các bịch. Lưu ý không nên rạch sát đáy hoặc sát miệng.

Xem Thêm:   Full | Kỹ Thuật Trồng Tiêu Đạt Năng Suất Cao Ít Bệnh Chi Tiết

Cách trồng nấm sò (05)

Nấm sẽ mọc ra xung quanh thân bịch. Khi xếp nằm ngang, tiến hành rút bông, nấm sẽ mọc ra từ cổ bịch. Trước khi rút bông, người trồng có thể tưới ẩm khoảng 2 phút cho bông mềm.

– Tưới nước

Nước tưới cho nấm sò phải là nước sạch, không bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm phèn, mặn. Nếu sử dụng nước bẩn, không đạt tiêu chuẩn, mầm bệnh dễ xâm nhập gây ức chế quá trình phát triển của quả thể nấm. Mặt khác, khiến cho quả thể mọc dị dạng, teo đầu, khô cứng hoặc chết non. Nếu bà con tưới bằng nước máy, cần có bể chứa để bay hết mùi Flo.
Tưới dạng phun sương đều đặn ngày 3 – 4 lần. Nếu nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng, nên tưới 4 – 6 lần/ ngày.

– Kỹ thuật thu hoạch

Nấm sò có thể thu hoạch thì quả thể đạt kích thước 5 – 6cm. Khi quả thể nấm đến thời điểm thu hoạch, tốt nhất bà con nên sử dụng găng tay y tế và chuẩn bị sọt đựng.

Chỉ thu hoạch nấm mọc to, điều khoảng 80% chùm. Nếu vẫn còn các chùm nấm non khác trên bịch, nên để lại cho nấm tiếp tục phát triển. Thu hoạch rải rác nhiều lần trong ngày.

Sau khi thu chùm nấm sò, cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ. Dùng muỗng ăn nhỏ cạo sạch lớp rễ nấm còn sót lại để nấm mọc đợt sau.

Tiến hành siết nước trong 10 – 12 ngày (không tưới nước) đến khi tơ trắng bắt đầu mọc thì lặp lại các bước chăm sóc ở trên.

4. Lưu ý khi trồng nấm bào ngư

Tính nhạy cảm với môi trường

Nấm sò được đánh giá là một trong những giống nấm nhạy cảm nhất với môi trường. Bất kỳ một điều kiện môi trường nào không đảm bảo đều khiến tai nấm biến dạng hoặc ngừng phát triển.

Dị ứng do bào tử nấm sò

So với linh chi đỏ, bào tử nấm sò ít tác động tiêu cực hơn, nhưng vẫn có nhiều trường hợp bị dị ứng. Bào tử nấm xâm nhập vào cuống phổi, gây khó thở, mệt mỏi, xuất hiện vết đỏ mẩn ở tay, ho, sốt, nhức đầu.

Để tránh hít trực tiếp bào tử nấm sò khi chăm sóc, bà con không nên vào trong nhà trồng khi thời tiết quá lạnh. Bởi vì lúc đó, quả thể nấm sản sinh nhiều bào tử nhất. Khi vào, nên đeo khẩu trang đầy đủ.

Cách trồng nấm sò (05)

Nấm sò dễ trồng, không yêu cầu môi trường khắt khe giống như linh chi, nấm hương, đông trùng hạ thảo. Đặc biệt, giống nấm này lại thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của nước ta. Có thể trồng ở hầu khắp các vùng miền, thậm chí là tự trồng nấm sò tại nhà, cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình. Chúc bà con thành công với cách trồng nấm sò mà may3a.com đã chia sẻ trên đây.

–Nguồn Máy 3A–

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *