Cây siro - Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây siro 5

Siro có thể đã rất quen thuốc với nhiều người, xong không phải ai cũng biết nguồn gốc và tác dụng của cây siro đối với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của y khoa, Vitamin C trong quả siro có tác dụng thu liễm, quả chín có thể làm mát, giải nhiệt. Rễ cây siro lại có tác dụng kiện tì, sát trùng…

Cây Siro Là Cây Gì?

Cây si rô hay còn có tên gọi khác là cây xi rô, tên khoa học là Carissa carandas L. Loài cây này sinh trường và phát triển khá tốt ở môi trường nhiệt đới ẩm nên được trồng nhiều ở các nước Châu Á. Ở Việt Nam, loài cây này mới được trồng trong những năm gần đây nên còn khá xa lạ đối với tất cả mọi người.

Đây là một trong những loại cây ăn quả độc đáo mang lại nhiều giá trị cho con người. Cây có thể leo như hoa giấy, hoa màu trắng mọc thành chùm.

Thân cây si ro dạng bụi, chiều cao khoảng 2 đến 4m, trên thân có nhựa mủ màu trắng và nhiều gai nhọn. Bạn có thể trồng loài cây này thành từng hàng ven đường, tại các vườn tược hoặc trong chậu để làm cảnh và làm cây ăn quả. Lá cây si rô có hình bầu dục, mọc đối xứng cao, chiều dài lá trung bình từ 5 đến 8cm. Phần rễ loài cây này có vị khá đắng được sử dụng để sát trùng và bổ sung vitamin C cho cơ thể con người.

Xem Thêm:   【Hướng Dẫn】Cách Trồng Cỏ Nhung Nhật Bằng Hạt Đúng Chuẩn Nhất

Cây siro - Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây siro 5

Trái siro khi còn non có màu tím, vị khá chua nên thường được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn hoặc giã với tỏi ớt. Khi chín, quả siro có hình dáng tròn mọng nước với màu đỏ tươi vô cùng bắt mắt. Thêm vào đó là vị ngọt lịm chính vì vậy mà loài quả này khá đắt khách. Ngoài ra, người ta còn sử dụng chúng để làm mứt siro, ngâm rượu. Những hàng siro đỏ rực cũng là một trong những địa điểm check – in đầy thú vị mà du khách không thể bỏ lỡ.

Phân Loại Cây Siro

Có 3 loại cây si rô: Cây siro đỏ, siro Thái và siro Đài Loan, mỗi loài mang một nét được trưng riêng biệt.

  • Cây si rô đỏ: Là loài cây được trồng phổ biến nhất tại Nam Bộ, quả có màu tím khi còn xanh và màu đỏ khi chín. Thân cây có nhiều cành lá um tùm, mọc thành từng bụi.
  • Cây siro Thái: Có quả mọc thành từng chùm, khi chín quả có màu đỏ và có khả năng ra trái quanh năm. Ngoài ra, trái của cây si rô Thái to và dài hơn loại siro thường.
  • Cây siro Đài Loan: Có lá khá nhỏ và bóng ở mặt trên. Ưu điểm của loài cây này là cho trái khá to và sai trái quanh năm.

Đặc Điểm Của Cây Siro

  • Siro được biết đến với cái tên khoa học là Carissa carandas. Cây siro  là giống cây thuộc họ Dừa cạn (Apocynaceae), nó xuất hiện ở nhiều nước châu Á với khí hậu và môi trường nhiệt đới có đủ ẩm và nhiệt để cây siro sinh sôi, phát triển.
  • Mọc thành bụi với chiều cao từ 2-4m, giống cây tiểu mộc này có cành lá um tùm. Đặc biệt siro có gai rất sắc nhọn, một số gai nhọn lại được phân nhánh thành 2 đầu, khiến thân cây có vẻ uy nghiêm. Cây siro còn được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi, khi trồng trong chậu, cây sẽ phát triển thấp hơn với dáng đẹp hơn.
  • Quả siro mập nhìn mũm mỉm rất thích mắt. Khi quả xanh sẽ có màu tím, lúc chín chuyển sang màu đỏ rồi dần qua đen. Kích thước quả siro chỉ bằng quả nho.
  • Những quả siro xanh có vị chua, rất thích hợp để làm gia vị thay chanh. Người dân ở những nơi trông siro thường dùng nó để giã với tỏi ớt làm nước chấm. Ngược lại, khi quả chín vị vô cùng ngọt, có thể ví quả siro với nho vì khi ăn cảm giác vị ngọt rất giống. Người ta hay dùng để ăn sống, làm siro, làm mứt hay ngâm rượu.
  • Đặc điểm lá cây siro có màu xanh đậm, lá dài 4-7cm, hai đầu có hình tròn, phần mút là hơi nhọn hoặc có thể khuyết hẳn vào. Các là cây được mọc đối xứng nhau, với phần cuống ngắn chỉ khoảng 2 đến 3mm.
  • Những chùm quả tròn xinh, đỏ đậm, bóng lừ của cây si rô cực kỳ hấp dẫn với bất kỳ ánh nhìn nào. Trồng một cây siro vừa che nắng nóng , vừa ngắm nhìn những trái cây xinh đẹp và thưởng thức chúng là mong muốn của nhiều người. Đặc điểm cây si rô và việc chăm sóc siro có khó không, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!
  • Cây siro với những chùm quả mọng đỏ xua đi những điều xui xẻo, mang đến may mắn, điềm lành, sức khỏe cho toàn thể gia đình.
Xem Thêm:   【Hướng Dẫn】Cách Nhân Giống Trầu Bà Lá Xẻ Đơn Giản & Dễ Sống

Cây siro - Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây siro 5
Cây siro

Si rô thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, dạng bụi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 2-4m. Cây có nhiều cành nhánh, thân và cành có gai nhọn. Do thân siro nhỏ nên có thể leo dựa dạng cây hoa giấy. Lá sir o màu xanh đậm, hình bầu dục, hơi nhọn ở đầu, bứt lá chảy mủ trắng. Hoa nhỏ xinh màu trắng, mọc thành chùm, nở quanh năm. Quả si rô tròn, khi non có màu trắng, chuyển hồng, đỏ rồi chín đen. Si rô còn non rất chua, nên được dùng thay chanh làm gia vị. Quả chín có vị ngọt hơn dùng làm nhiều món ăn. Quả chứa 1-2 hạt.

Siro rất sai quả, từng chùm quả nổi bật trên nền lá xanh thẫm trông bắt mắt, đầy sức sống.

Cây siro - Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây siro 6
Cây siro khi có quả rất sai quả và có nhiều tác dụng trong thực tế

Tác Dụng Của Trái Siro

Tất cả các bộ phận của cây si rô: lá, hoa, trái, hột, thân, rễ đều được dùng làm thuốc; với nhiều thành phần dinh dưỡng. Trong 100 g trái si rô có 42,5 kcal năng lượng, Canxi 21 mg, Photpho 28 mg, Vitamin A 1619 IU, Vitamin C 9-11 mg.

cay-siro-3ab

Riêng về thành phần hóa học, cho đến nay có 14 hợp chất đã được phân lập từ rễ, 40 hợp chất từ ​​trái và 19 hợp chất từ ​​lá. Các hợp chất này bao gồm phenolic, alkaloids, sterol, terpenoid, axit đơn giản, ester đơn giản, sesquiterpen, carboxylate, axit amin, glucose và galactose, sterol glycoside, phenolic lignin.

Nhờ những hoạt chất này nên trái si rô (kể cả trái xanh và trái chín) thường được dùng như thực phẩm. Trong khi nó có nhiều tính năng trị liệu quý báu mà ta lại không biết đến.

Trái xanh:Có vị chua. Thường được thay chanh để dầm nước mắm, hoặc trộn gỏi. Ở Ấn Độ,trái si rô được làm thành dưa chua.

Trái chín: Có vị chua ngọt, nấu với nước đường thành si rô có màu đỏ, mùi thơm, vị chua chua ngọt ngọt rất thích hợp để giải khát trong mùa nắng nóng. Trái chín cũng có thể ngâm rượu thành rượu sirô, làm mứt…

Riêng về làm thuốc thì ở Việt Nam, các sách dược liệu chưa đề cập nhiều về dược tính của cây si rô, có thể là do ít gặp, nên chỉ dùng theo kinh nghiệm dân gian để giải nhiệt, trị các bệnh do thiếu vitamin C, lợi sữa.

cay-siro-5a

Ở Ấn Độ, các thầy lang đã sử dụng cây si rô làm thuốc cả ngàn năm qua. Riêng công dụng của trái si rô thì y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda có đề cập đến:

Trái xanh trị chứng đa tiết mật – tình trạng rối loạn của gan gây táo bón, nhức đầu, chán ăn và nôn mật. Dùng 2 trái (khoảng 4 g) mỗi ngày 1 lần.

Tiêu chảy: Dùng 1 trái.

Khát nước quá mức: Dùng 1 trái.

Trái chín trị chảy máu trong: Ăn 5 trái, mỗi ngày 1 lần.

Chảy máu nướu răng: Ăn 1-2 trái thường xuyên.

Chán ăn: Ăn trái si rô sẽ kích thích thèm ăn (có thể ép lấy nước uống khoảng 1 muỗng canh).

Rối loạn da: Giã đắp trị chàm, ngứa và một số bệnh da khác.

Sức khỏe tâm thần: Dùng trái si rô thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe tâm thần.

Bổ tim: Dùng 1 muỗng canh nước ép trái cây tươi.

cay-siro-4a

Tác dụng dược lý

Trên phương diện khoa học, thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dược lý cho thấy trái si rô có nhiều tính năng tuyệt vời:

  • Tăng sức chịu đựng cơ thể: Hoạt chất Axit lanost-5-en-3β-ol-21-oic (lanostane triterpenoid) trong trái si rô làm tăng sức chịu đựng khi bơi, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi thiếu oxy trong mô.
  • Trị sốt rét: Thử nghiệm cho thấy chiết xuất trái si rô chống lại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, mở ra triển vọng một cây thuốc có khả năng trị sốt rét đầy hứa hẹn.
  • Chống ung thư: Chiết xuất của trái si rô cho thấy khả năng chống ung thư phổi và ung thư biểu mô buồng trứng ở người.
  • Kháng vi-rút: Thử nghiệm cho thấy dịch chiết của trái si rô có tác dụng kháng vi-rút bại liệt HIV-1 và vi-rút herpes simplex
  • Chống táo bón và chống tiêu chảy: Chiết xuất trái si rô có tác dụng kích thích ruột gây tiêu chảy thông qua việc kích hoạt các thụ thể muscarinic và histaminergic; ngược lại, nó gây co thắt làm táo bón thông qua chất đối kháng Ca++.
  • Chống nôn: Thực nghiệm cũng xác nhận khả năng chống nôn của dịch chiết trái si rô.
  • Trị giun sán: Chiết xuất từ trái si rô còn xanh có tác dụng làm tê liệt rồi gây chết giun đất sau một thời gian.

Kỹ Thuật Trồng Cây Siro

Chọn mua hạt giống cây Siro

Việc lựa chọn hạt giống siro chất lượng là một bước vô cùng quan trọng quyết định cây phát triển và cho năng suất như thế nào. Báo Khuyến Nông sẽ tư vấn cho bạn cách chọn được hạt giống tốt. Chọn mua hạt từ những cây lâu năm, cây khỏe mạnh sinh trưởng và phát triển tốt, hạt từ trái chín già sẽ cho chất lượng tốt hơn.

Cách ươm hạt Siro

Vốn là một loại cây có sức sống mạnh mẽ không đòi hỏi nhiều công chăm sóc nên việc gieo trồng cây Siro cũng không quá phức tạp.

Ngâm hạt

Sau khi chọn được hạt giống, cần ngâm hạt trong nước ở nhiệt độ 30-40 độ C để thúc cho hạt đâm chồi.

Gieo hạt sau khi ngâm

Gieo hạt đã ngâm nước trong một cái bát có đất, hoặc ở miếng đất nhỏ riêng biệt. Trên mặt đất cần phủ rơm rạ hoặc trấu để đất không bị xói khi tưới nước. Sau khi chồi non nhú lớn thì bỏ lớp phủ ra.

Ta có thể gieo hạt vào tất cà các mùa trong năm nhưng tốt nhất là mùa xuân.

Kỹ thuật chiết cành Siro

Phần lớn cây được truyền giống bằng cách chiết cành, để chiết được 1 cây Siro non không khó nhưng đòi hỏi bạn phải thực hiện đúng và cẩn thận các bước thực hiện.

Hướng dẫn cách chiết cành

Chọn cây Siro giống khỏe mạnh trồng khoảng 3 năm trở lên, khắc trên nhánh cây những vị trí cần chiết để bậu cây, khắc khoảng 2 tuần để ra đoạn mới.

Chuẩn bị xơ dừa hơi ẩm cho thêm chút nước để kích thích ra rễ, bọc, dây cột và kéo.

Bốc 1 nắm tay xơ dừa ẩm đắp quanh đoạn khắc trên nhánh cây, dùng bọc nilong và dây cột 2 đầu lại cho chắc đảm bảo nước không vào được, bậu tốt khoảng 1 tháng là ra rễ. Sau khi thấy có rễ mới xuất hiện, phải giữ cây trong bóng mát. Giữ cành, là và đất luôn ẩm trong 2 tuần.

Sau khi nhánh ra rễ tiến hành tách cây con ra khỏi cây mẹ và đem trồng vào chậu.

Một số chú ý khi trồng trang trí cây si rô

Cây si rô không kén đất có thể trồng ở các vùng đồi hoang để thu hoạch quả.

Mủ quả hơi độc tuy nhiên quả có vị chua, không ăn được nhiều  nên không sợ ngộ độc. Nên bứt cuống để quả chảy bớt mủ rồi mới ăn. Không nên ăn quá 10 quả mỗi lần.

Cách Chăm Sóc Cây Siro

Cây si rô thuộc loại cây khỏe mạnh, không cầu kỳ chăm sóc, ít sâu bệnh:

  • Ánh sáng: si rô ưa sáng hoàn toàn, càng nhiều nắng lá và quả càng đậm màu, giàu sắc tố.
  • Nhiệt độ: siro ưa khí hậu mát mẻ, chịu nóng kém hơn lạnh. Nhiệt độ phù hợp nhất đối với cây là 15-28oC. Nóng quá cây sinh trưởng phát triển kém.

Cây siro - Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây siro 7
Cây giống cây siro

Cây siro - Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây siro 8
Quả siro có hương vị mát thanh được sử dụng nhiều trong cuộc sống
  • Độ ẩm: Siro ưa ẩm trung bình
  • Đất trồng: siro không kén đất nhưng phải tránh ngập úng. Nếu trồng chậu, muốn cây ra quả thì đường kính chậu tối thiểu 40 cm.
  • Tưới nước: Lượng nước tưới vừa phải, tưới nhiều làm úng thối rễ. Chỉ nên tưới khi đất trên mặt chậu se khô. Trung bình 3-4 ngày tưới khoảng 2 lít nước/ cây.
  • Bón phân: cây ra quả liên tục nên cần nhiều dinh dưỡng, hàng tháng nên bón phân điều độ cho cây bằng các loại phân đa vi lượng : NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế…

Một Số Lưu Ý Về Chăm Sóc

Chăm sóc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng quả của cây. Chính vì vậy mà người trồng cần phải biết cách chăm sóc cây siro đúng cách và tỉ mẩn.

  • Chế độ nước tưới: Người trồng chỉ nên tưới lượng nước vừa phải cho cây si ro để tránh tình trạng cây bị ngập úng dẫn đến thối rễ. Nên tưới 1 ngày 1 lít nước/ cây để cây không bị khô hạn.
  • Về điều kiện đất: Cây si ro không kén đất trồng chính vì vậy mà bạn có thể trồng loài cây này ở bất cứ loại đất nào. Tuy nhiên, nên chọn đất thoát nước tốt và tơi xốp để tránh tình trạng ngập úng
  • Về điều kiện ánh sáng và nhiệt độ: Người trồng nên trồng loài cây này ở nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây siro sinh trưởng và phát triển là từ 16 – 30 độ C.
  • Điều kiện độ ẩm: Lựa chọn nơi có độ ẩm trung bình
  • Bón phân: Người trồng cần bổ sung thường xuyên lượng phân bón cho cây để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Nên bón các loại phân đa vi lượng như phân hữu cơ, phân NPK, phân vi sinh,…đều độ hàng tháng.

Địa chỉ bán cây siro uy tín, chất lượng

Bạn có thể tìm mua cây giống siro tại các nhà vườn ở Q. Thủ Đức, Quận 8, Q. Tân Bình, Quận 10,… thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc truy cập vào các trang web chuyên bán cây siro để được tư vấn và mua hàng trực tuyến nhanh nhất.

Cây siro là một trong những loại cây ăn quả, cây cảnh đem lại giá trị kinh tế cho cho người dân miền Nam Bộ. Không chỉ mang vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ mà loại cây này còn cho quả với mùi thơm và hương vị chua ngọt đặc trưng. Đặc biệt, trái siro còn đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho con người. Ngoài ra, bạn có thể cây si ro làm cảnh, uốn thành cây si ro bonsai với những hình dáng đẹp mắt khác nhau để trang trí cho không gian gia đình, nơi làm việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *