Kháng sinh tylosin đang được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả trong thú y hiện nay để điều trị các bệnh hô hấp trên gia súc, gia cầm, chó, mèo…. Để tìm hiểu thêm về kháng sinh tylosin có tác dụng như thế nào, liều dùng, dược động học cũng như sự tương tác thuốc, hãy cùng Thành Công Farm xem bài viết dưới đây nhé!

Kháng sinh tylosin là một loại thuốc thuộc nhóm Macrolide được sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi thú y và chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm Streptomyces faradiac. Phổ kháng khuẩn của tylosin tương đối rộng, rộng hơn so với penicillin

công thức cấu tạo của tylosin

Theo bài báo nghiên cứu của Jacek Lewicki khoa thú y trường đại học nông nghiệp  Warsaw thì tylosin là một hỗn hợp của bốn loại kháng sinh macrolide với thành phần chính của hỗn hợp là: tylosin A chiếm 80%, tylosin B (desmycosin), tylosin C (macrocin) và tylosin D (relomycin) cũng có thể có mặt. Tất cả bốn thành phần đều góp phần tạo nên động được học của tylosin và không được dưới 900IU/mg.

Tính chất kháng sinh tylosin

Tylosin có dạng bột màu trắng, mịn, tơi, dễ bị hút ẩm khi ra ngoài môi trường không khí, dễ tan trong nước ở dạng muối, chịu được nhiệt độ 128 – 132oC. Bên cạnh đó, tylosin còn tan nhiều trong aceton cồn và este. Đặc biệt chúng bền vững ở nhiệt độ thường trong vòng 1 tháng với pH từ 5,5 – 7,5.

tính chất kháng sinh tylosin

Tylosin được đóng trong chai, lọ hoặc túi giấy có lớp lót bên trong bằng bạc dưới dạng bột mịn, tơi, màu trắng, không vón cục, không kết dính. Trường hợp bị hở nút, rạn nứt lọ hoặc quá hạn sử dụng thuốc sẽ vón cục, kết dính, ngả màu vàng.  Còn dưới dạng dịch tiêm đóng trong chai 10 – 50ml, không màu, trong suốt, chịu được nhiệt độ.

Nhìn chung, tylosin có độc tính thấp đối với gia súc, gia cầm và thường được dùng dưới dạng muối kiềm, gốc muối là tartrat, photphat hay base. Tylosin tartrat thuộc dạng muối hòa tan nhanh trong nước 600mg/ml ở 25oC nên được sử dụng phổ biến bằng cách cho uống trực tiếp ở các trại nhiều hơn so với tylosin photphat.

Công dụng của tylosin

Tylosin gắn vào tiểu phần 50S ribosom làm ức chế, kìm hãm quá trình tổng hợp protein của các vi khuẩn gram dương (+) và một số gram âm (-) xâm nhập vào cơ thể vật nuôi gây bệnh. Trong một số trường hợp, khi ở nồng độ cao tylosin cũng có tác dụng diệt khuẩn đối với một số chủng nhạy cảm.

Thuốc có hiệu lực rất mạnh với loài Mycoplasma spp và Chlamydia. Tuy nhiên, không có tác dụng rõ rệt đối với vi khuẩn đường ruột như Salmonella. Ví dụ liều ức chế tối thiểu của tylosin (MIC) đối với vi khuẩn Mycoplasma bovis: 0,06 – 4 μg/ml, vi khuẩn Staphylococcus aureus: 0,5 đến 128 μg/ml (số liệu tham khảo từ wikipedia).

công dụng của tylosin trị vi khuẩn mycoplasma

Tylosin dùng nhiều trong thú y trên các loài gia súc, gia cầm, chó, mèo để điều trị các bệnh gây ra do phẩy khuẩn, E. Coli, trực khuẩn gây thối loét da thịt, hoại tử, bệnh do Corynebacterium và Actinobacilis.

Xem Thêm:   Tuổi Thọ Của Thỏ? Thỏ Có Thể Sống Được Bao Lâu Trong Tự Nhiên

Tylosin an toàn, ít gây độc đối với vật nuôi kể cả trong trường hợp sử dụng quá liều. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra trạng thái dị ứng, choáng, sốc khi đưa thuốc vào cơ thể gia súc hoặc có thể gây ra hiện tượng phù nhẹ đối với heo con theo mẹ.

Ngoài ra có thể dùng bột tylosin bổ sung vào thức ăn cho gia súc, gia cầm ăn để phòng bệnh hen suyễn heo, bệnh CRD. Pha tylosin vào nước uống cho gia cầm uống tự do để phòng các bệnh hen suyễn.

Ở một khía cạnh khác, tylosin còn có tác dụng kích thích hoạt động của các đại thực bào di chuyển đến vị trí vi khuẩn hoạt động. Khi đó, các loại mầm bệnh sẽ nhanh chóng bị đại thực bào tiêu diệt.

công dụng tylosin điều trị vết ố do nước mắt ở chó

Theo nghiên cứu trên trang Wikipedia một công dụng phổ biến khác của tylosin là giảm vết ố do nước mắt trên chó được nuôi làm thú cưng, đặc biệt là ở chó lông màu trắng. Những con chó giống nhỏ thường có các hốc nước mắt nông dẫn đến nước mắt chảy tràn xuống mặt (gọi là epiphora) làm cho màu lông chỗ đó có màu nâu đỏ, mất thẩm mỹ gương mặt của cún cưng. Thông qua một cơ chế chưa được chứng minh cụ thể, tylosin làm giảm bớt tình trạng này.

Dược động học của kháng sinh tylosin

Dược động học của tylosin thể hiện qua sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và bài thải.

Sự hấp thu

Tylosin được hấp thu nhanh chóng vào cơ thể sau khi tiêm bắp 1 – 2 giờ, nồng độ thuốc trong huyết thanh đạt cao nhất và có thể duy trì trong 1 giờ. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Van Duyn năm 1979 khi tiêm bắp tylosin base cho bê với liều 17,6 mg/kg thể trọng thì nồng độ đỉnh của tylosin trong huyết thanh được quan sát thấy sau 2 giờ là 2,07-2,3 µg/ml. Trên heo sau khi tiêm bắp tylosin base với liều 10 mg/kg thể trọng thì nồng độ đỉnh tylosin trong huyết tương sau 0,3 đến 3 giờ là từ 0,4-1,9 µg/ml.

tylosin hấp thu như thế nào

Riêng đối với tylosin tartrat tan nhiều hơn trong nuớc (600 mg/ml ở 25oC), sau khi tiêm dưới da đạt nồng độ cao trong huyết thanh sau 30 phút và duy trì khoảng 6 giờ.

Nếu cho uống thì sau 2 – 4 giờ đạt nồng độ cao nhất trong huyết thanh và duy trì được trong vòng 8 – 24 giờ. Theo nghiên cứu của nhà khoa học Van Leeuwen năm 1991 trên những con chó nhận tylosin bằng đường uống bằng viên nang (1, 10 hoặc 100 mg/kg thể trọng/ngày trong 8 ngày), nồng độ tylosin trong huyết thanh sau 2 giờ dao động từ  dưới 0,15 µg/ml đến 9,5 µg / ml.

Sự phân bố

Tylosin là một base hữu cơ yếu (có pKa = 7,73) với mức độ hòa tan trong lipid cao, do đó nó phân bố tốt đến các cơ quan và mô của động vật như gan, thận, phổi….

tylosin phân bố trong cơ thể

Trong các nghiên cứu của tiến sĩ Nouws nằm 1977 ở bò khi tiêm bắp tylosin base với liều 6,8-7,3 mg/kg thể trọng, tỷ lệ tylosin trong huyết thanh đo được trong 7-31 giờ sau khi tiêm là: 35,2 ở vỏ thận, 13,9 ở tủy thận và 5,7 ở gan. Một nghiên cứu khác trên bê con dưới 3 tuần tuổi được tiêm bắp tylosin base với liều 17,6 mg/kg thể trọng, nồng độ tylosin trong phổi đo được 24 giờ dao động từ 4,53 đến 15,7 µg/g.

Sự chuyển hóa

Sự chuyển hóa của tylosin xảy ra chính ở trong gan. Theo nghiên cứu khi điều trị bệnh trên heo bằng tylosin cho uống liều 110mg hai lần một ngày, trong vòng 3 ngày, phân tích bằng phương pháp sắc kí lỏng mẫu gan thấy tylosin C đã bị chuyển hóa còn lại 15%.

Xem Thêm:   Tuổi Thọ Của Gà Là Bao Nhiêu? Câu Trả Lời Chính Xác Nhất
con đường chuyển hóa kháng sinh tylosin trong cơ thể

Ngoài ra, tylosin cũng có thể được chuyển hóa ở thận và trứng.

Sự bài thải

Tùy theo từng loài động vật khác nhau mà tylosin có thời gian loại thải khỏi huyết tương khác nhau, phần lớn bài tiết hết sau 8 – 24 giờ chủ yếu qua thận và một ít qua mật.

con đường bài thải của kháng sinh tylosin

Thời gian bài thải trên động vật khỏe mạnh là: 0,4 giờ ở chuột, 0,52 giờ ở gà, 0,9 giờ ở chó, 0,92 giờ ở lạc đà, 0,95-2,38 giờ ở bê non, 1,62-2,84 giờ ở bò, 2,05-4,75 giờ ở cừu, 3,04-4,24 giờ ở dê và 4,52 giờ ở heo. Dài hơn một chút là trên chó 2,4 giờ, gia súc 2,24-3,2 giờ và 3,71 giờ ở lạc đà. Ở chim cút, chim bồ câu và sếu, thời gian bán thải của tylosin sau khi tiêm bắp tylosin base là 1,2 giờ. Trên đà điểu, thời gian bán thải của tylosin là 4,7 giờ.

Thời gian bài thải tylosin được quan sát thấy ở loài gặm nhấm là dài nhất. Ở chuột, tổng độ thanh thải tylosin là 86 ml/phút/kg (theo nghiên cứu của tiến sĩ Duthu năm 1985).

Liều dùng tylosin trong thú y

liều dùng tylosin trong thú y

* Liều tiêm bắp thịt: Tylosin kiềm
– Trâu, bò, ngựa: 10 – 15 mg/kg thể trọng,
Chia 2 – 3 lần trong ngày.
– Dê, cừu, lợn: 20 – 30 mg/kg thể trọng,
Chia 2 – 3 lần trong ngày.
– Thỏ: 50 – 100 mg/kg thể trọng/ngày.
– Gà: 25 mg/kg thể trọng/ngày.
Tiêm dưới da.
* Liều cho uống hoặc ăn
– Lợn: Trộn thức ăn tinh với tỷ lệ 40 – 100 ppm (4 – 10g/tấn)
– Gia cầm: Pha 0,5g trong 1 lít n-ớc nóng.
– Uống liên tục trong 3 – 5 ngày.
– Trộn thức ăn tỷ lệ 40 – 100 ppm (4 – 10 g/tấn) .
* Bơm vào xoang gà tây
– 025 – 12,5 mg (bơm 1 lần)
* Bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh
– Lợn con: 10 – 40 ppm (4 – 10 g/tấn)
– Lợn 4 – 6 tháng tuổi 10 – 20 ppm (10 – 20 g/tấn)
Chú ý:
– Vị trí tiêm thuốc có thể có phản ứng cục bộ, sưng đỏ hoại tử nên chia nhiều vị trí để tiêm.
– Pha loãng trước khi tiêm, không trộn với các thuốc khác để gây kết tủa.
– Không nên dùng để tiêm cho gia cầm khác, trừ gà.
– Dùng Tylosin tartrat cho gà và tiêm dưới da. Dùng Tylosin tiêm cho gia súc có vú và tiêm bắp. Tylosin photphát thường dùng trộn thức ăn cho gia súc, ở lợn và gà có thể có phản ứng nhẹ sau khi tiêm vài giờ; lợn: gây ban đỏ, ngứa, thuỷ thũng ở niêm mạc
trực tràng có thể dẫn đến lòi dom.
– Gà: Có thể mệt lả, buồn ngủ, rối loạn phối hợp động tác…

Tylosin chỉ có tác động kìm khuẩn ở liều điều trị và có tính diệt khuẩn ở liều cao hơn.

Tương tác thuốc của tylosin với các nhóm kháng sinh khác

Tylosin tương tác thuận với oxytetracyclin, vì vậy khi kết hợp hai loại kháng sinh này có hiệu quả rất tốt trong điều trị các nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra trên trâu, bò, dê, cừu.

Tylosin tương tác hiệp lực với gentamycin thành gentatylo đặc trị các bệnh viêm phổi, ho suyễn, viêm màng phổi, CRD, khẹc vịt, tụ huyết trùng, viêm ruột, tiêu chảy phân trắng, phân xanh, phó thương hàn rất hiệu quả.

Xem Thêm:   Lợn Yorkshire Là Gì? Bí Quyết Lựa Chọn Giống Lợn Năng Suất Cao

Ngoài ra, tylosin còn kết hợp với nhóm sulfonamide trong thức ăn cho kết quả khả quan trong phòng bệnh viêm phổi trên heo, chó.

tuong tac thuoc cua khang sinh tylosin voi cac nhom khang sinh khac

Giữa các kháng sinh macrolide và tylosin có tác dụng đối kháng nhau (nguyên nhân có thể do sự tương tranh điểm gắn trên ribosome). Vì vậy không sử dụng kết hợp tylosin với các thuốc thuộc nhóm macrolide.

Không được dùng phối hợp tylosin với astemizole, cisapride, pimozide hoặc terfenadine vì có thể xảy ra rối loạn nhịp tim gây tử vong trên thú, đặc biệt là thú cưng.

Chỉ định tylosin trong thú y

Tylosin được ưu tiên chỉ định dùng cho vật nuôi khi chúng mắc phải một trong các bệnh như:

  • Ho thở mãn tính, truyền nhiễm của heo (suyễn heo).
  • Hô hấp mãn tính trên gà (CRD).
  • Viêm xoang gà tây.
  • Cạn sữa truyền nhiễm của dê, cừu.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp của dê, cừu, bê, nghé và loài ăn thịt.
  • Viêm ruột xuất huyết ở heo (hồng lỵ).
  • Viêm vú do vi khuẩn gram (+) và Mycoplasma
  • Viêm tổ chức liên kế, viêm tai ngoài trên chó mèo.
  • Bệnh thối móng gia súc
  • Bệnh vàng da do xoắn trùng Leptospira của heo.
  • Bệnh mắt đỏ, viêm màng phổi, viêm móng, viêm khớp, viêm tử cung, viêm vú do cầu khuẩn gram dương (+) cho trâu, bò, dê, cừu.
  • Điều trị abscess, vết thương nhiễm trùng, viêm da, viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm khí phế quản), viêm phổi gây ra bởi Staphylococcus spp., Streptococcus spp., vi khuẩn kị khí và Mycoplasmatrên chó.
  • Điều trị bệnh Spirochetosis (bệnh xoắn khuẩn) trên gia cầm bằng đường uống.

Chống chỉ định tylosin trong thú y

Tylosin chống chỉ định ở những vật nuôi đã có phản ứng dị ứng với kháng sinh này. Tuy nhiên, chó đặc biệt là loài có thể dung nạp tylosin liều cao mà không có tác dụng phụ.

Sử dụng tylosin qua đường uống có thể gây tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa, đặc biệt có thể gây tử vong trên ngựa.

Tylosin cũng có vị hôi đặc trưng của kháng sinh, khó lấn át khi cho vật nuôi uống trực tiếp.

Một số lưu ý khi tiêm tylosin

Các xét nghiệm máu ở gan đo ALT và AST trong huyết thanh có thể bị tăng hoặc sai số khi dùng kháng sinh nhóm macrolid.

Khi tiêm tylosin thì vị trí tiêm thuốc có thể gây phản ứng cục bộ, sưng đỏ hoại tử, vì vậy nên chia nhiều vị trí để tiêm nhiều lần.

Tylosin còn có thể gây các phản ứng nhẹ sau khi tiêm vài giờ, trên heo thì gây ban đỏ, ngứa, thủy thủng, ở niêm mạc trực tràng có thể dẫn đến lòi dom, trên gà có thể mệt lã, buồn ngủ, rối loạn phức hợp động tác.

một số lưu ý khi dùng kháng sinh tylosin

Nên pha loãng tylosin trước khi tiêm, không trộn chung với các thuốc khác vì chúng rất dễ gây kết tủa.

Không nên dùng để tiêm cho các loài gia cầm khác trừ gà và nên tiêm dưới da.

Sử dụng tylosin tiêm cho gia súc có vú và tiêm trên bắp thịt.

Kháng sinh tylosin dưới dạng muối photphat thường dùng trộn trong thức ăn cho gia súc, trên heo và gà.

Trên đây là những giải thích về tylosin cùng với đó là công dụng và cách sử dụng thuốc tylosin trong ngành thú y. Mong rằng với thông tin trên bạn sẽ tự tin sử dụng kháng sinh tylosin một cách đúng nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *