Hiện nay, giống gà được nuôi theo hướng công nghiệp, chất lượng thịt kém, mềm, giòn, ít được người tiêu dùng quan tâm. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều người đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xây dựng trang trại chăn nuôi gà thả vườn năng suất cao đã được áp dụng thành công tại một số trang trại lớn trên cả nước.
Danh Mục Bài Viết
Câu Chuyện Chăn Nuôi Gà Thả Vườn Thành Công
Quen biết nhau trong quá trình làm công nhân ở TP. Hồ Chí Minh, sau khi lập gia đình, vợ chồng anh Bắc chị Tâm bàn bạc, suy tính, quyết định trở về quê sinh sống để khởi nghiệp, xây dựng cuộc sống ổn định lâu dài. Trong suy nghĩ vợ chồng anh Bắc luôn trăn trở phải làm sao để xây dựng được hoạt động sinh kế ổn định cho gia đình trên chính mảnh đất quê hương.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của địa phương, đầu năm 2013, anh chị đã viết đơn xin UBND xã Cam Chính cấp 0,7ha đất vùng đồi để thành lập trang trại chăn nuôi gà thả vườn. Với quyết tâm đó, vợ chồng anh Bắc đã động viên nhau sử dụng số tiền tích góp được đầu tư xây dựng trang trại.
Để phát triển được thương hiệu gà Cùa với quy mô lớn như ngày hôm nay cũng không hề đơn giản. Trên mảnh đất đó, vợ chồng anh chị đã thử nghiệm chăn nuôi nhiều con giống như gà, ngan, vịt trời, bò, nuôi cá và trồng trọt các loại nông sản để so sánh hiệu quả kinh tế mang lại.
Sau 2 năm thực hiện mô hình, anh chị dần chuyển sang tập trung đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn với số lượng lớn. Trải qua bao nhiêu khó khăn, giờ đây anh chị đã xây dựng được một trang trại gà thả vườn quy mô lớn, góp phần mang thương hiệu “Gà Cùa” của địa phương vươn xa trên thị trường.
Nhớ lại những năm tháng khi mới thành lập trang trại, việc chăn nuôi gà thả vườn khá mới mẽ nên để thành công là điều không hề đơn giản. Anh Bắc tâm sự, lúc mới đầu tư xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn, anh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các kỹ thuật nuôi, phòng và trị bệnh. Anh chị chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi gà thả vườn, tìm hiểu kiến thức qua các phương tiên truyền thông, đài, báo, Internet… Ngoài ra, anh đã chủ động liên hệ nhờ sự tư vấn giúp đỡ kỹ thuật của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, luôn tham gia tích cực các lớp tập huấn kỹ thuật phát triển chăn nuôi, trồng trọt mở tại địa phương. Qua thời gian, anh đã tích lũy, đúc rút được kinh nghiệm trong chăn nuôi gà thả vườn.
Đến nay, việc chăn nuôi gà thả vườn của gia đình anh Bắc, chị Tâm đã tạo nên hoạt động sinh kế ổn định và có nguồn thu nhập đáng kể hằng năm. Gà nuôi thả vườn theo hình thức gối đàn, mỗi lứa 1.000 – 1.200 con, mỗi năm 3 – 4 lứa.
Thường khi gà đạt trọng lượng 1,6kg đối với gà trống và 1,4kg đối với gà mái sẽ xuất chuồng, tuy thời gian nuôi có dài hơn (4 tháng/lứa) nhưng gà bán ra giá cao hơn 10.000 đồng/kg. Sau mỗi lứa nuôi gà thả vườn mang lại lợi nhuận cho gia đình anh chị 25 – 30 triệu đồng.
Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Chuẩn Kỹ Thuật Dễ Làm
Chuẩn bị chuồng nuôi và dụng cụ cần thiết
Chuồng là nơi để gà ngủ và tránh những lúc trời mưa hay nắng. Mật độ phù hợp là 20 – 25 con cho mỗi mét vuông (đối với gà cоn mớі sinh đến 4 tuần tuổi), 8 – 10 con cho mỗi vυông (đối với gà từ 1 – 2 tháng tuổi).
Máng ăn, uống:
- Khi gà con được khoảng 5 ngày tuổi mới sử dụng máng ăn, loại nhỏ. Chỉ dùng loại treo khi gà đã được 2 tuần tuổi trở lên.
- Máng uống thì chỉ cần dùng loại treo, đặt ở nhiều vị trí khác nhau (gần với máng ăn) trong khuôn viên chăn thả để gà uống nước thuận tiện hơn.
Hệ thống điện sưởi ấm: Nếu giống nuôi là gà con nên chuẩn bị một khu vực riêng có trang bị đầy đủ hệ thống sưởi ấm để úm сho gà con khỏi lạnh. Loại đèn ѕưởi phù hợp là 75 oát. Với số lượng 50 con gà có thể dùng 1 bóng đèn và lồng úm kích thước 2x1x0,5m.
Điều kiện phải có một khoảnh vườn đủ rộng (1 con/m2), cao thoáng để thả gà, đâу là không gian để chúng vận động và tìm kiếm thức ăn thêm ngoài tự nhiên. Phải có quây lại bằng lưới hoặc vật liệu khác tùy ý để không cho vật nuôi bay nhảy ra ngoài khu vực nuôi.
Những dụng cụ cần thiết trướс khi cho gà sử dụng khoảng 1 tuần phảі qua khâu sát trùng để đảm bảo an tоàn vệ sinh cho νật nuôi.
Trang bị đầy đủ thức ăn, vacxin, thuốc đầy đủ theo tiêu chuẩn chăn nuôі của bộ.
Đảm bảo chuồng nằm ở hướng chính Đông hay Đông Nam, thoáng khí khi thời tiết nóng và ấm áp khі đông về.
Chọn giống gà thả vườn
- Đối với hình thức nuôi gà lấy thịt, bà con có thể chọn các giống gà như lương phượng, gà ta, gà hồ, tam hoàng …
- Quan sát khi chọn giống: chọn những con nhìn nhanh nhẹn; mắt phản ứng nhanh; lông khô mượt; bụng gọn; không xệ cánh; chân cao to; không bị dị tật.
- Trọng lượng phù hợp: từ 30 – 35gr/con (1 ngày tuổi)
- Nên mua lúc sáng hoặc chiều, tránh thời điểm quá nóng hay mưa bão.
Thức ăn khi nuôi gà thả vườn
Τhức ăn cho gà thả vườn khá đơn giản. Đối với gà giai đoạn úm có thể rải cám công nghiệp hoặc tấm trực tiếp lên sàn cho chúng ăn. Không giới hạn số lần ăn, nếu thấy thức ăn vơi đi có thể cho thêm vào để gà con tự do ăn uống.
Cho đến khi gà được 1 – 2 tháng tuổi (cho ăn bằng máng treo), lúc này có thể chо gà ăn bằng thứс ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến, sao cho nguồn thức ăn này đảm bảo cung cấp đầy đủ chất đạm, khoáng chất, các vitamin và bổ sung kháng thể để gà sinh trưởng và phát triển tốt.
Nên thay đổi lоại thức ăn để thay đổі khẩu vị giúp gà ăn được nhiều hơn.
Cách chăm sóc đàn gà
Gà 1 tháng tuổi có thể cho rời khỏi lồng úm và thả ra ngoàі. Chọn thời điểm thả khi mặt trời đã lên cao (cỡ khoảng 8 – 9h sáng), chiều cho gà lên chuồng trước khi mặt trời lặn (cỡ 17 – 17h30).
1 tuần đầu mới thả có thể chỉ nên сho gà tiếp xúc với môi trường bên ngoài khoảng vài tiếng, những ngày sau đó mới tăng dần thời giаn.
Thay nước cho gà khoảng 2 ngày/lần. Nếu nước nhаnh bẩn, vẫn đục có thể thay hàng ngày.
Vệ sinh máng ăn, máng uống, khu vực chuồng trại thường xuyên.
Gà được 90 ngày tuổi, bà con phòng ngừa bệnh Tụ huyết trùng cho gà bằng cách cho υống trực tiếp. Cần tіêm phòng các loại vacxin theo đúng với lịch trình của bộ đã đưa ra.
Cần quan sát hoạt động ăn uống và nghỉ ngơi của gà để có biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện có gì bất thường xảy ra.
Chi Phí Khi Xây Dựng Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn
Con giống
Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất gà giống với giá cả rất đa dạng tùy theo chất lượng con giống cũng như lựa chọn giống phù hợp với tình hình chăn nuôi của trại.
Với gà ta lai mía tại thị trường Bắc Giang có giá khoảng 13.000đ/con, tiền con giống cho 1000 gà là 13.000.000đ.
Thức ăn
Hiện nay chăn nuôi gà thả vườn sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp được chia như sau:
– Giai đoạn úm (1 – 15 ngày ): 10 bao 25kg.
– Giai đoạn 1 (15 – 40 ngày ) 30 bao 25kg.
– Giai đoạn 2 (40 – 80 ngày ): 120 bao 25kg.
– Giai đoạn vỗ béo (80 – xuất bán ( thường là 100 ngày)) 60 bao 25kg.
Tổng số thức ăn sử dụng cho cả giai đoạn là 220 bao 25kg = 5.500kg thức an hỗn hợp.
Giá thức ăn hỗn hợp bình quân khoảng 11.500đ/kg.
→ Chi phí thức ăn cho 1000 gà thả vườn là 11.500 x 5.500 = 63.250.000đ.
Chi phí điện nước
Với mô hình chăn nuôi gà thả vườn như hiện nay, chi phí điện, nước và các chi phí phát sinh khác thường khó có thể tính được chi tiết do chủ yếu trại tận dụng thời gian chăn nuôi, nên được cộng chung vào chi phí này.
Chi phí thuốc thú y
Chi phí vaccine
– 2 lần vaccine newcastle: 400đ/con
– 2 lần vaccine Gumboro: 400đ/con
– 1 lần tiêm vaccine newcastle: 300đ/con (có thể làm hoặc không tuỳ từng trại).
Tổng chi phí vaccine: 1.100đcon. Với 1000 gà chi phí vaccine là 1.100.000đ.
Chi phí thuốc thú y
Chi phí này thường rất khó hạch toán do mỗi trại có tình hình dịch tễ khác nhau nên sử dụng thuốc khác nhau. Các chủ trại lựa chọn loại thuốc khác nhau (thuốc nội hoặc thuốc ngoại) nên chi phí này cũng khác nhau ở mỗi trại.
Với trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn chi phí thuốc thú y trung bình khoảng: 3.000.000đ.
Tổng chi phí thước thú y và vaccine cho 1000 gà là 4.100.000đ.
Chi phí nhân công
Do các trại chăn nuôi gà thả vườn thường là hộ gia đình nên việc hạch toán là rất khó, trên thực tế có trại quy mô 3.000 – 5.000 vẫn 1 người chăn chính và gia đình phụ giúp, có trại 10.000 gà cũng chỉ có như vậy. Vì thế chi phí nuôi gà thả vườn ở hạng mục này chúng tôi không đưa ra con số cụ thể. Tiền lãi người nuôi nhận được chính là tiền lãi trong quá trình chăn nuôi
Như vậy tổng chi phí nuôi gà thả vườn là: 13.000.000 + 63.250.000 + 3.000.000 + 4.100.000 = 83.350.000đ.
Tiền bán gà (doanh thu)
Với các giống gà hiện nay khi nuôi tới 100 ngày và sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có khối lượng xuất bán khoảng 1,8kg/con. Tỷ lệ hao hụt đầu con thường là 7%.
Giá thị trường hiện nay là: 65.000đ/kg.
→ Tổng thu là (1,8 x 1000 x 93%) x 65.000 = 108.810.000đ
Bảng hạch toán kinh tế
Chi phí | |
Con giống | 13.000.000đ |
Thức ăn | 63.250.000đ |
Điện nước | 3.000.000đ |
Thuốc thú y | 4.100.000đ |
Tổng chi phí | 83.350.000đ |
Thu về | |
Bán gà | 108.810.000đ |
Tiền thu về sau quá trình chăn nuôi 1000 gà thịt thả vườn trong 100 ngày là: 108.810.000 – 83.350.000 =25.460.000đ hạch toán trên chưa bao gồm hao phí chuồng trại và nhân công.
Lưu Ý Khi Áp Dụng Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn
Chuồng nuôi
- Chuồng nuôi cần bố trí tạo sự thông thoáng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên với không gian mở bởi gà ta, gà thả vườn cần nhiều ánh sáng để hấp thụ, tổng hợp một số vitamin, phù hợp với tập tính của gà. Nền phải được xử lý kiên cố, chắc chắn, dễ dàng triển khai các biện pháp sát trùng, vệ sinh chuồng trại. Nền chuồng nên có độ hơi dốc, dùng trấu ủ men vi sinh để khỏi phải dọn phân, giảm thiểu khí amoniac…
- Diện tích chuồng càng rộng càng tốt, với gà con thì mật độ khoảng 10 – 12 con/m2, gà dò 5 – 6 con/m2. Mái chuồng lợp bằng tole hoặc mái lá, lợp phủ qua vách chuồng để tránh mưa hắt vào bên trong. Tường rào nên xây cách hiên chuồng khoảng 1 – 1,5 m, vách xây khoảng 30 – 40 cm, phần phía trên dùng lưới thép B40 hoặc phên nứa che đậy.
- Phải có hệ thống cống rãnh để xử lý chất thải, nước thải và được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi.
Bãi chăn thả
Phải có diện tích rộng để gà có thể tìm kiếm thức ăn và vận động, tối thiểu 0,5 – 1 m2/gà, nếu đất rộng nên bố trí chuồng nuôi ở trung tâm và hai bãi chăn thả ở hai bên sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Chọn nền đất cứng, nên có cây xanh bóng mát xung quanh để làm bóng râm cho gà. Bên trong chuồng có cỏ xanh làm nguồn thức ăn tự nhiên trong quá trình chăn nuôi. Bãi chăn thả phải được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, không có vũng nước tù đọng, không có rác bẩn, vật lạ, định kỳ thu dọn lông gà rơi vãi. Xung quanh bãi chăn thả nên được rào lại bằng lưới mắt cáo hoặc lưới thép B40, phên, nứa… sao cho chắc chắn, tránh thú hoang xâm nhập hoặc gà đi lạc.
Cách chọn gà giống
- Nếu nuôi gà ta theo hướng lấy thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Ðông Tảo, gà Nòi, gà Mía lai, gà Ri lai, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà Hồ, gà ta lai…
- Nuôi gà ta theo hướng lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri…
- Chọn những con gà nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập; Về trọng lượng càng đồng đều càng tốt. Không chọn nuôi những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.
- Chọn gà để giống: Ðầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi, mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại, hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt. Lưu ý chọn những con gà có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6 – 1,7 kg sẽ rất tốt.
Cho ăn và uống
- Thường xuyên kiểm tra khu vực nuôi, không để gà ăn phải thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rửa. Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và vitamin. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
- Ðối với gà ta thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamin không quan trọng bằng gà ta nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.
- Với gà mới qua giai đoạn úm: Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà, có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.
- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước. Lượng nước uống hàng ngày của gà có thể khác nhau tùy theo mùa, cần theo dõi nhiệt độ môi trường để chống nóng cho gà, bổ sung nước để gà không bị chậm lớn.
Vệ sinh phòng dịch
Chọn lựa con giống tốt, có sức đề kháng cao để chống đỡ với thời tiết và bệnh dịch. Thực hiện vệ sinh chuồng, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Bảo đảm cho gà “ăn sạch, ở sạch, uống sạch”. Áp dụng nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vaccine cho gà. Ngoài ra, tuân thủ quy trình dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn. Lưu ý, trong giai đoạn gà đẻ, chỉ sử dụng kháng sinh khi gà bệnh. Sau 6 tháng đẻ, tiêm phòng nhắc lại các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, Gumboro cho đàn mái đẻ.
Trên đây là toàn bộ thông tin cũng như hướng dẫn chi tiết để bạn xây dựng một mô hình nuôi gà thả vườn thành công kèm hoạch toán chi phí để bạn chuẩn bị tiền khi áp dụng chăn nuôi gà theo mô hình này. Chúc các bạn thành công.