Tùng la hán mặc dù chẳng có hoa và quả đẹp, thân cây lại vằn viện, xù xì nhưng được xem là loại cây quý hiếm. Thời xưa, tùng la hán chỉ có mặt ở trong vườn cảnh của các “đại gia” thời ấy như các bậc vua chúa, đế vương,các tầng lớp quý tộc, địa chủ giầu có thể hiện đẳng cấp của mình, dân đen không có cơ hội tiếp cận. Cây tùng la hán bonsai sống bền bỉ đạt tới hàng trăm năm, nên theo quan niệm của người Nhật, Tùng La hán thuộc dòng cây linh khí, có tác dụng trừ tà, cản gió độc, đem đến sự bình an cho gia đình. Cây tùng la hán còn mang vẻ đẹp khí phách, bề thế và uy nghi nên càng được ưa chuộng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây này nhé!
Danh Mục Bài Viết
Cây tùng la hán là gì?
Cây tùng la hán hay còn được gọi là vạn niên tùng, sam đất, sam la hán… bởi hình dáng quả trông rất giống tượng la hán. La hán tùng có tên khoa học là Podocarpus brevifolius, có xuất xứ từ miền Nam Trung Quốc.
Đặc điểm cây tùng la hán
Vỏ cây màu nâu xám, trên thân nhiều vết xù xì trông rất phong trần, sương gió. Lá tùng vạn niên hình kiếm xen lẫn hình xoắn ốc,đầu nhọn, gân lá nổi rõ ở giữa. Lá có màu xanh đậm, bóng bẩy ở mặt trên, mặt dưới xanh nhạt. Tùng la hán cũng có hoa dạng nón nở vào tháng 5, có quả chín tháng 10, có hạt. Quả ăn được vị chua chua và thơm ngọt, hình dáng vô cùng độc đáo giống như một pho tượng La Hán.
Ngày xưa tùng la hán rất hiếm, ngày nay thú chơi cây cảnh được nhân rộng nên tùng la hán được nhiều người biết đến.
Lợi ích và ứng dụng cây tùng la hán
Với khả năng sống bền bỉ nên tùng la hán được coi là loài cây phong thủy mang lại sự thịnh vượng, may mắn, phồn vinh. Không những thế sắc xanh quanh năm của cây còn mang đến không gian trong lành tươi mát cho môi trường sống.
Người xưa cho rằng cây này có linh khí nên khi trồng cần sự chăm sóc cẩn thận,để cây phát huy được những thế mạnh tiềm tàng, đem đến vinh hoa, phú quý và may mắn cho gia chủ. Chỉ những gia đình quý tộc mới có điều kiện trưng cây thể hiện sự bề thế, uy nghi, đẳng cấp của gia thế.
Thêm vào đó, với đặc điểm cây ít biến đổi hình dáng của mình trong quá trình sống, luôn cứng cỏi, mạnh mẽ thể hiện khí phách của người anh hùng luôn vững vàng trong mọi hoàn cảnh.
Tùng la hán với ý nghĩa đó thường rất được yêu thích trồng ở các công trình văn hóa như đình chùa, sân vườn biệt thự, công viên, tiểu cảnh, khu di tích, nghỉ dưỡng, nhà hàng….Chỉ cần trồng với cỏ thảm nền thì tùng la hán vẫn bộc lộ hết vị thế uy nghi, sang trọng của mình.
Với sắc lá xanh biếc bốn mùa, tràn trề nhựa sống, dáng cây sang trọng, thanh nhã đem đến phong thái cao quý, mạnh mẽ. Tùng là hán rất phù hợp khi được trưng ở đại sảnh, khu thương mại, những nơi có không gian rộng lớn. Khi cây được trang trí với các khối đá cảnh sẽ tạo nên khung cảnh nho nhã, thi vị hơn. Dù trải qua hàng trăm năm cây vẫn giữ được phong độ, dáng thế của mình.
Trong nghệ thuật bonsai, tùng la hán cũng giữ những vị trí độc tôn với những siêu phẩm có giá trị nhân văn và vẻ đẹp lôi cuốn lòng người. Cành cây lại rất dẻo, dễ uốn nên dưới đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân thì vẻ đẹp tinh tế của tùng la hán bonsai càng được nhân lên gấp bội.
Cách trồng chăm sóc cây tùng la hán
Cây tùng la hán có sức sống mạnh mẽ, tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm quan trọng để chăm sóc cây được tốt nhất, tránh rủi ro:
- Ánh sáng: Tùng la hán chịu được biên độ ánh sáng lớn, cây thích ánh sáng mạnh nhưng vẫn sống được trong môi trường bóng râm. Tuy nhiên khi sống trong môi trường ánh sáng yếu lâu dài quá làm cây phân cành yếu, thân cành vươn dài, khoảng cách các thán thưa nên nhìn tổng thể cây không đẹp và thiếu sức sống.
- Nhiệt độ: Cây tùng la hán ưa khí hậu ấm áp, chịu nóng tốt hơn lạnh.
- Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình.
- Đất trồng: Khi trồng tùng la hán không chọn những loại đất có thành phân cơ giới nhẹ, có điều kiện thì lấy đất bùn dưới ao rồi phơi khô, đập nhỏ để trồng.
Đất trồng phải thoát nước tốt và tránh úng
- Tưới nước: Cây tùng la hán ưa nước nhưng chịu úng kém vì vậy cần chú ý khi tưới. Biểu hiện cây bị úng là lá vàng rồi chết dần dần. Nên thường xuyên phun nước lên bền mặt lá để rửa bụi bẩn, tăng cường quang hợp, giữ cho lá có sắc xanh tươi, bóng đẹp.
- Bón phân: Tùng la hán cũng ưa phân nhưng cần bón điều độ với lượng nhỏ, và hàm lượng nitơ cao hơn. Tuy nhiên loài cây này cũng khá mẫn cảm với phân bón nên cần bón cẩn thận, có quy trình.
Đối với các cây đã tạo hình thì hạn chế bón phân để giữ dáng và tăng vẻ đẹp cằn cỗi, khắc nghiệt. - Phân bón: ưa phân bón, nên bón làm nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ, chủ yếu là bón phân đạm, nhưng đối với những chậu cảnh đã tạo hình thì không nên bón nhiều phân nữa Tùng la hán có đặc tính mẫn cảm với phân bón. Cần chú ý tưới thúc cho cây ra nhiều cành.
- Sâu bệnh thường gặp: tùng vạn niên thường gặp một số bệnh: trùng vỏ cứng, đốm lá, rệp sáp đỏ, bệnh nhện đỏ. Chú ý quan sát để phát hiện bệnh đặc biệt là mùa hè.
Gốc và thân cây sinh trưởng chậm vì thế cần chú ý tỉa cành, cắt lá trên tán cây để cây đủ dinh dưỡng nuôi thân.
Nhân giống tùng la hán bằng hạt hoặc giâm cành, tuy nhiên hạt khó thu hoạch nên giâm cành hiệu quả hơn. Nên giâm vào tháng 2-3 hàng năm.