Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, vitamin và khoáng chất. Thịt lươn được dùng trong nhiều món ăn hấp dẫn và có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, mô hình nuôi lươn thả vườn kiểu mới đã được triển khai thí điểm ở nhiều nơi và đạt nhiều kết quả khả quan, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ thuật nuôi lươn không bùn tiết kiệm chi phí.
Danh Mục Bài Viết
Lươn là con gì?
- Lươn (tên khoa học: Monopterus albus) là loài cá không vây, không bong bóng, sống chui rúc dưới bùn.
- Trong thế giới động vật, lươn nổi tiếng với khả năng chuyển đổi giới tính và quan điểm tùy tình hình.
- Da lươn trơn bóng, luôn tiết ra dịch nhờn giúp chúng dễ di chuyển và thoát khỏi hiểm nguy, dùng tay không túm con lươn là chuyện rất khó.
- Trên thế giới có khoảng 400 loài lươn (lươn Tây-Ta-Á-Âu đủ cả). Tuổi thọ trung bình đôi chục năm, con thọ nhất sống tới 155 tuổi!
Tập Tính Của Lươn
Cá chình là loài cá ăn tạp. Chủ yếu bắt động vật nhỏ làm nguồn thức ăn chính. Lươn không có kỹ năng tấn công đặc biệt, cũng không có vũ khí phòng thủ mạnh mẽ. Kỹ năng duy nhất của nó là né tránh. Lươn không có vây ngực, vây bụng hoặc vây lưng. Các vây hậu môn bị thụt vào, chỉ để lại các nếp gấp trên da. Khi còn sống, thân cây có màu nâu xám, vàng nhạt, vàng cam hoặc xám đen. Một số động vật chuyển gen có màu trắng vàng, thường được gọi là lươn bạch tạng.
Lươn sống ở vùng ôn đới và nhiệt đới. Khả năng thích ứng mạnh mẽ với môi trường khắc nghiệt. Sống được ở sông, hồ, ao, suối, mương và ruộng lúa. Ban ngày, lươn thích ẩn mình trong bùn. Dọc hai bên bờ ruộng có rất nhiều loài thực vật thủy sinh, ẩn mình trong các hang động hoặc trong kẽ đá có nước.
Vào ban đêm, chúng chui ra khỏi hang để kiếm ăn. Lươn kiếm ăn từ mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 11 và mùa khô (hoặc mùa đông ở miền Bắc) từ tháng 11 đến tháng 3. Lươn thường ẩn mình dưới đất sâu, lâu ngày lươn không chết.
Mùa sinh sản của lươn trong môi trường tự nhiên
Thời kỳ sinh sản của lươn nhìn chung bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Lươn có quá trình phát triển sinh sản tương đối đặc biệt, mang đặc điểm lưỡng tính. Tức là từ khi còn phôi thai đến khi trưởng thành, ban đầu bộ phận sinh dục của chúng là giống cái.
Lươn con chỉ dài khoảng 20 cm, sau 20 – 24 tháng sẽ đến giai đoạn trưởng thành. Khi đó chiều dài cơ thể của lươn có thể đạt ít nhất 30 cm. Lươn đẻ trứng gần hang và tiết ra bọt tạo thành tổ. Trứng được thụ tinh nhờ sự nổi của bọt và phát triển trên bề mặt. Cả lươn đực và lươn cái đều có thói quen bảo vệ tổ của mình.
Lươn con có chiều dài cơ thể dưới 30 – 34 cm có buồng trứng. Khi chiều dài cơ thể đạt khoảng 36 đến 48 cm, một số con sẽ bắt đầu phát triển ngược lại. Cả nam và nữ đều trở thành ái nam ái nữ. Cho đến khi chiều dài cơ thể phát triển lên hơn 52 cm. Buồng trứng rụng gần hết nên đa số là nam. Lươn phân bố nhiều ở ruộng, ao, mương, đầm, sông, suối và các thủy vực khác, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi có số lượng lươn sinh sản và phát triển lớn nhất.
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Không Bùn Căn Bản Cho Bà Con
Bể nuôi lươn không bùn
Diện tích bể nuôi từ 4 – 6m2 hoặc 10 – 20m2. Độ cao thành bể từ 0,8 đến 1m. Mức nước 30 – 40cm, trên mặt nước thả bèo tây hoặc lục bình khoảng 1/3 diện tích bể để tạo bóng mát cho lươn. Trên mặt bể, treo dây nilon thành từng chùm để cho lươn trú ẩn.
Bể nuôi lươn nên thiết kế ống cấp nước và thoát nước chủ động để dễ dàng thay nước. Lươn là một loài không ưa ánh sáng nên bể nuôi phải có mái che, hoặc làm giàn trồng cây leo tránh sự thay đổi nhiệt độ.
Cách làm nơi trú ẩn cho lươn: Có thể dùng vĩ tre hay dây ni lông
- Vỉ tre: Tre (hay tầm vông) cắt thành từng đoạn gần bằng chiều dài bể (để nguyên hoặc chẻ ra tùy cỡ cây) và bào gọt thật láng. Sau đó đóng đinh hoặc dùng dây buộc chặt thành những tấm vạt, cây cách cây 4 – 6 cm. Diện tích các tấm vạt bằng 60 – 70% diện tích bể. Cần chú ý các vị trí đóng đinh bị nhô ra có thể làm lươn bị sây sát. Vĩ tre cần ngâm nước trước khi sử dụng. Mỗi bể đặt 2 – 3 vạt, tấm trên cùng thấp hơn mặt nước 1cm. Để nuôi loại lươn từ 50con/kg trở lên: Các thanh tre trong vĩ có khoảng cách 3cm, chiều cao 3cm, dùng dây bện đan ngang, có thể xếp 4 vĩ chồng lên nhau. Để nuôi loại lươn từ 50con/kg trở xuống: Các thanh tre trong vĩ có khoảng cách từ 1,5 – 2cm, chiều cao từ 1,5 – 2cm, có thể làm 3 vĩ chồng lên nhau (có thể thay tre bằng ống nhựa).
- Dây ni lông: Cần có vài chục đến vài trăm đoạn dây ni lông, được chia ra thành nhiều bó. Bố trí cây đòn gác ngang trên thành bể. Một đầu bó ni lông cột vào cây đòn, một đầu thả tự do vào bể. Những búi sợi ni lông trong bể sẽ đóng vai trò như tổ của lươn. Để tiết kiệm nên dùng loại dây ni lông tái sinh (bản rộng 0,6 – 1cm và dài từ 1,2 – 1,5 m).
- Ngoài bể nuôi lươn thương phẩm nên có ba bể: Bể lắng, bể lọc và bể xử lý chất thải. Sàng ăn là khung hình chữ nhật làm bằng tre hoặc ống nước, rải thức ăn vào bên trong khung để dễ quản lý thức ăn.
Chọn giống
Kích thước lươn giống tốt nhất là cỡ 30 – 40 con/kg.
Kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, linh hoạt, không xây xát, mất nhớt.
Nên chọn những con lươn thân màu vàng có chấm lớn, loại này lớn rất nhanh; loại có thân màu vàng xanh, chỉ sinh trưởng trung bình. Không nên chọn lươn giống có màu xám tro, vì loại này thường chậm lớn.
- Trước khi thả lươn giống vào bể nuôi, tắm qua dung dịch nước muối nồng độ 2 – 3% khoảng 1 – 2 phút. Cần kiểm tra kỹ, nếu phát hiện những con bị bệnh hay yếu, lờ đờ, xây sát thì phải loại ra. Ngày thứ nhất sau khi bố trí lươn vào bể nuôi dưỡng không nên cho ăn để lươn ổn định. Từ ngày thứ 2 trở đi bắt đầu cho lươn ăn trùn chỉ hoặc trùn quế để tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh. Khẩu phần ăn bằng 1 – 2% trọng lượng đàn. Thức ăn rải trong sàng ăn để dễ quản lý thức ăn. Cần quan sát và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu không có nguồn trùn thì cho lươn ăn thức ăn công nghiệp với khẩu phần ăn chiếm khoảng 1 – 3% trọng lượng đàn, hàm lượng đạm 42 – 44%, mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần, lần 1 lúc 6 giờ sáng, lần 2 lúc 5 giờ chiều.
- Trong giai đoạn nuôi dưỡng này nên thay nước toàn bộ hàng ngày và vệ sinh bể nuôi để kích thích lươn bắt mồi. Sau 2 – 3 tháng nuôi dưỡng lươn đạt cỡ giống lớn thì tiến hành phân cỡ và san bể nuôi để lươn trong mỗi bể có kích cỡ đồng đều. Do lươn có tập tính ăn lẫn nhau, nên khoảng 1 tháng nuôi hoặc thấy lươn có phân đàn cần tiến hành phân cỡ ra nuôi riêng để hạn chế lươn hao hụt. Trước khi phân cỡ cho lươn nhịn ăn 1 ngày, dùng sàng trơn láng để phân loại cỡ lươn hoặc dùng vợt để bắt lươn (không dùng tay).
Mật độ thả nuôi
Mật độ thả 1,5 – 2kg/m2, cỡ giống 30 – 40 con/kg.
Trước khi thả lươn, nên tiến hành sát trùng cho lươn bằng dung dịch muối có nồng độ 2 – 3% trong thời gian 5 – 10 phút hoặc thuốc tím 10 – 15 ppm trong 15 – 30 phút để loại trừ ngoại kí sinh và sát trùng vết thương do xay xát trong quá trình đánh bắt và vận chuyển.
Thức ăn của lươn
Thức ăn cho lươn có nguồn gốc từ động vật như tép, cá tạp, ốc bươu vàng cắt nhỏ sẽ lớn nhanh hơn so với thức ăn có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên để giảm bớt chi phí và chủ động nguồn thức ăn có thể phối chế thức ăn cho lươn với tỉ lệ đạm động vật và thực vật là 7:3 hoặc 8:2.
Thức ăn đạm động vật nên băm nhỏ hay xay nhuyễn, để sống hoặc nấu chín. Phần đạm thực vật cần nấu chín, để nguội. Sau đó trộn đều 2 phần này với nhau, trộn thêm bột gòn để tạo độ dính cho thức ăn, đồng thời bổ sung thêm các vitamin, men tiêu hóa như: Vitalec, Mita Glucan, Mita Aquazyme, …để chống stress, tăng cường sức đề kháng cho lươn, giúp lươn tăng trọng tốt.
Không cho lươn ăn thức ăn đã ươn thối.
Chăm sóc lươn
Giống nuôi chủ yếu được khai thác từ nguồn giống tự nhiên nên cần có bể để thuần dưỡng, phân cỡ và phòng trị bệnh trước khi đưa vào nuôi thương phẩm. Bể thuần dưỡng để nơi thoáng mát và yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp.
Trong 1 – 2 ngày đầu, không cho lươn ăn tạo điều kiện thích nghi với môi trường nuôi nhốt. Mật độ thuần dưỡng 2 – 4 kg/m2. Thay nước 1 – 2 lần/ngày. Thời gian thuần dưỡng là 5 – 7 ngày.
Lươn là loài ăn đêm nên chỉ cho ăn 1 lần/ngày lúc 6 – 7 giờ tối. Lượng thức ăn bằng 5 – 7% trọng lượng thân/ngày.
Thức ăn nên được để trong sàn (đan bằng tre), một đầu có dây treo thả xuống gần sát đáy ao/bể cho lươn đến ăn. Phải để đủ thức ăn cả đêm để lươn ăn từ từ, sáng hôm sau kéo sàn lên bỏ lượng thức ăn dư thừa.
Trong quá trình nuôi chỉ nên cho ăn một loại thức ăn, nếu bắt buộc phải thay đổi thức ăn khác thì không nên thay thay đổi thức ăn đột ngột mà phải thay đổi từ từ để lươn tập quen dần với mùi vị của thức ăn mới.
Lươn nuôi trong bể với mật độ cao, nhưng mực nước trong bể nuôi chỉ từ 20 – 30 cm, nên rất mau dơ, do đó 1 – 2 ngày nên thay nước một lần, mỗi lần thay từ 1/2 đến 2/3 lượng nước trong bể.
Cách Chăm Sóc Lươn Của Chuyên Gia Hàng Đầu
Ngày thứ nhất sau khi bố trí lươn vào bể nuôi dưỡng không nên cho ăn để lươn ổn định. Từ ngày thứ 2 trở đi bắt đầu cho lươn ăn trùn chỉ hoặc trùn quế để tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh. Khẩu phần ăn bằng 1 – 2% trọng lượng đàn.
Thức ăn rải trong sàng ăn để dễ quản lý thức ăn. Cần quan sát và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu không có nguồn trùn thì cho lươn ăn thức ăn công nghiệp với khẩu phần ăn chiếm khoảng 1 – 3% trọng lượng đàn, hàm lượng đạm 42 – 44%, mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần, lần 1 lúc 6 giờ sáng, lần 2 lúc 5 giờ chiều.
Do lươn có tập tính ăn lẫn nhau, nên khoảng 1 tháng nuôi hoặc thấy lươn có phân đàn cần tiến hành phân cỡ ra nuôi riêng để hạn chế lươn hao hụt. Trước khi phân cỡ cho lươn nhịn ăn 1 ngày, dùng sàng trơn láng để phân loại cỡ lươn hoặc dùng vợt để bắt lươn.
Trong quá trình nuôi chỉ nên cho ăn một loại thức ăn, nếu bắt buộc phải thay đổi thức ăn khác thì không nên thay thay đổi thức ăn đột ngột mà phải thay đổi từ từ để lươn tập quen dần với mùi vị của thức ăn mới.
Lươn nuôi trong bể với mật độ cao, nhưng mực nước trong bể nuôi chỉ từ 20 – 30 cm, nên rất mau bẩn, do đó 1 – 2 ngày nên thay nước một lần, mỗi lần thay từ 1/2 đến 2/3 lượng nước trong bể.
Trong giai đoạn nuôi dưỡng này nên thay nước toàn bộ hàng ngày và vệ sinh bể nuôi để kích thích lươn bắt mồi. Sau 2 – 3 tháng nuôi dưỡng lươn đạt cỡ giống lớn thì tiến hành phân cỡ và san bể nuôi để lươn trong mỗi bể có kích cỡ đồng đều.
Thay nước nhiệt độ nước mới và nước cũ không chênh lệch quá 3°C. Khi thay nước phải kết hợp xịt rửa vệ sinh và quan sát thấy lươn có dấu hiệu bệnh nên bắt và tách riêng lươn bệnh ra thau hoặc thùng để điều trị tránh bị lây lan mầm bệnh.
Phòng bệnh cho lươn khi nuôi không bùn
Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp là làm sạch môi trường nước và bể nuôi, tăng sức đề kháng cho lươn, ngăn ngừa bệnh
Một số bệnh thường gặp
- Bệnh sốt nóng: Ta cần giảm mật độ nuôi, thay nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng dung dịch Sunphat đồng 0,07 % với lượng 0,5 – 0,7g/m3 nước, sau 24 giờ tiến hành thay nước.
- Bệnh lở loét: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi, vào mùa hay mắc bệnh cần kết hợp dùng thuốc tím 2 – 3g/m3 hoặc Iodine 1 – 1,5g/m3 hòa tan vào nước tạt đều khắp bể nuôi.
- Bệnh tuyến trùng: Dùng thuốc tím 2 – 3g/m3 hoặc Iodine 1 – 1,5g/m3 hoàn tan với nước tạt đều khắp bể nuôi.
Thu hoạch lươn
- Sau thời gian nuôi, khi lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch, trước khi thu hoạch nên cho lươn nhịn ăn 1 ngày.
- Thông thường, cỡ lươn giống thả từ 100 – 300 con/kg, thời gian nuôi từ 8 – 10 tháng lươn có thể đạt được 150 – 250g/con.
- Cỡ lươn thả 300 – 500 con/kg thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng đạt cỡ 150 – 250g/con.
- Năng suất: Tùy theo mật độ nuôi lươn, năng suất có thể đạt từ 15 – 20kg/m2/vụ (mật độ 150 con/m2), năng suất có thể tăng gấp đôi nếu nuôi mật độ cao
Giá Lươn Giống, Lươn Thịt Tham Khảo Mới Nhất
- Giá lươn thịt hiện ở mức khoảng 110.000 đồng/kg, giảm 40.000-50.000 đồng so với cách đây 1-2 tháng (trước đây khoảng 150.000-160.000 đồng/kg).
- Còn lươn giống loại tốt (500 con/kg) hiện có giá 4.000 đồng/con, giảm từ 1.000-2.000 đồng/con so với trước đó.
Mô Hình Nuôi Lươn Không Bùn Thành Công Cho Bạn
Mô hình này cũng đoạt giải thưởng Lương Định Của năm 2020 của T.Ư Đoàn.
“Vì nhận thấy giá trị tiềm năng của con lươn ngày càng lớn, thị trường đa dạng nên mình đã quyết định đầu tư và phát triển mô hình nuôi lươn không bùn”, anh Thắng chia sẻ về ý tưởng bước đầu nuôi lươn của mình.
Tận dụng phần diện tích 5.000 m2 đất của gia đình vốn khô cằn, cỏ dại nên không thu được nguồn hoa lợi gì từ nhiều năm nay, năm 2016 anh Thắng đã xây dựng 20 bể lươn (6 m2/bể) và tiến hành nuôi thử nghiệm hơn 10.000 con lươn giống. Sau 8 tháng đã cho kết quả khả quan, bình quân mỗi bể thu được 200 kg lươn thương phẩm (trọng lượng loại 200 gr/con). Sau khi trừ mọi chi phí kể cả đầu tư, lứa đầu tiên anh đã thu được hơn 100 triệu đồng.
Thừa thắng xong lên, anh tận dụng hết phần diện tích đất hiện có tiến hành đầu tư mô hình kết hợp giữa nuôi lươn và nuôi cá giống. “Bên cạnh những thuận lợi của trại lươn có nguồn nước dồi dào, có thể cho lươn ăn 100% cám viên của cá, mang lại lợi nhuận cao hơn cách truyền thống là cho ăn cá xay”, anh nói.
Nói về ưu điểm của mô hình này, anh Thắng cho biết: “Nuôi lươn không bùn thì mật độ nuôi có thể cao hơn, đồng nghĩa năng suất thu hoạch cao hơn so với cách nuôi truyền thống. Bể 6 m2 chúng ta có thể thu hoạch được 200 kg lươn. Hơn nữa, nuôi lươn theo cách này dễ kiểm soát dịch bệnh và hầu như trong quá trình nuôi tỷ lệ lươn sống đạt trên 90%, trong khi với cách nuôi truyền thống thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 60%”.
Không những thế, theo anh Thắng, hiệu quả của việc nuôi lươn trong bể không bùn sẽ giảm thời gian chăm sóc và thu hoạch, giúp hộ nuôi lươn phát triển kinh tế một cách rõ rệt so với cách nuôi cũ. “Thêm vào đó là chúng ta còn tận dụng được nguồn thức ăn công nghiệp của cá để nuôi lươn thay thức ăn tươi sống, giảm chi phí, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Cụ thể là chất lượng lươn thịt khi đưa ra thị trường được khách hàng ưa chuộng”, anh giải thích thêm.
Ngoài nuôi lươn thịt, anh còn nuôi cả lươn nhân giống để tự cung cấp cho trang trại của mình và bán khắp cả nước với giá hỗ trợ để giúp bà con nông dân có thể áp dụng mô hình nuôi lươn này. “Hiện tại mình đang quản lý, hỗ trợ cho hơn 5.000 hộ nông dân nuôi lươn trên toàn quốc với mô hình này”, anh Thắng nói và cho biết: “Khi chuyển giao con giống cho bà con nông dân, mình luôn kèm theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi bao gồm cách phòng bệnh cũng như cách cho lươn ăn làm sao hiệu quả để bà con nuôi lươn tốt hơn. Khi bà con gặp vấn đề chưa rõ trong quá trình nuôi thì điện thoại trực tiếp cho mình để có những chỉ dẫn tận tình”.
Cũng theo anh Thắng, hiện tại cơ sở lươn giống Sông Ray của anh đã áp dụng thành công hệ thống sản xuất lươn giống bằng công nghệ (RAS) – tuần hoàn với ưu điểm không cần thay nước và kiểm soát tốt dịch bệnh, chất lượng con giống tốt và hiệu quả kinh tế cao hơn.
“Với giá lươn thịt hiện tại dao động từ 185.000 – 200.000 đồng/kg, nếu chúng ta đầu tư xây dựng 100 hoặc 200 bể nuôi lươn (6 m2/bể, trung bình mỗi bể sau 8 – 10 tháng thu hoạch được gần 200 kg lươn thịt), thì đến vụ thu hoạch có phải giàu rồi đúng không”, anh nhẩm tính.
Với cách nuôi lươn không bùn đã được bật mí cho bạn. Mong rằng với những thông tin trên bạn sẽ có thể học hỏi và nuôi lươn thành công nhé. Chúc bạn thành công.