Hiện nay, các mô hình chăn nuôi gà tại các địa phương đã và đang mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên ở giai đoạn gà con, nếu biện pháp chăm sóc không đúng kỹ thuật thì rủi ro rất cao. Để tránh thua lỗ khi nuôi gà, ở bài viết này, Thành Công Farm sẽ tiếp tục chia sẻ cách nuôi gà con nhanh lớn chi tiết nhất. Bà có có thể tham khảo áp dụng.
Danh Mục Bài Viết
Chọn giống gà con tiêu chuẩn
Chuẩn bị trang thiết bị nuôi gà con
- Chuồng hoặc lồng úm cho gà con: nếu có sẵn lồng úm thì dùng còn nếu phải làm mới bạn có thể tham khảo cách dưới đây vừa tiết kiệm vừa đủ chất lượng để úm gà con, dùng tấm cót vây lại thành hình tròn hay vuông tùy địa hình có diện tích quy ra hình vuông là : 2m x 1m và cao khoảng 0,5m đủ để nuôi 100 con. Nền chuồng được trải vỏ trấu, mùn cưa dầy 5cm làm nền cho gà ở. Nên bố trí chuồng ở đầu hướng gió, cách xa chuồng gà trưởng thành. Dọn vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nuôi đợt mới.
- Trong chuồng úm phải được treo đèn sợi đốt vừa dùng để sưởi ấm gà và cũng để chiếu sáng, dùng đèn công suất từ 60 – 100W, treo cách nền chuồng 30 – 40cm tùy theo cách làm chuồng gà
Cách úm gà con mới nở
Thời gian từ 1 – 21 ngày tuổi, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa của gà con chưa hoàn thiện, thân nhiệt thấp nên bà con cần tiến hành làm chuồng và úm gà con.
Úm gà con mới nở là kỹ thuật nuôi gà khoa học nhằm tạo ra một môi trường phù hợp để cơ thể gà con hoàn thiện, sức đề kháng cao, đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt ở các giai đoạn chăn nuôi sau này.
Bà con chuẩn bị:
- Lồng úm gà con có kích thước 1x2x0,9m/ 100 con gà hoặc chuồng úm rộng hơn.
- Sử dụng trấu tươi đã sát trùng và đem phơi khô để làm chất độn chuồng dày khoảng 10cm.
- Thiết kế máng uống nước, máng ăn.
- Thiết kế 2 bóng đèn 75W để cung cấp nhiệt độ và ánh sáng cho gà con.
- Sử dụng Formol 2% để Sát trùng trong lồng úm để tiêu độc.
- Duy trì độ ẩm của lồng úm từ 25 – 35%.
Cách úm gà con hiệu quả nhất, ít chết
Kiểm tra đàn gà con trước khi cho vào chuồng nuôi, những con có dấu hiệu bị bệnh, cơ thể còi cọc, rù, chân khô… cần loại bỏ ngay để tránh lây lan ra cả đàn.
Nếu bắt từ các chuồng gà con giống thì bà con có thể pha một ít nước đường để khôi phục sức khỏe cho gà con khi di chuyển trên một chặng đường dài.
Cho gà con ăn thức ăn ngay sau khi úm. Cứ sau 2 tiếng lại bổ sung thức ăn và nước uống.
Bà con phải điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm cho lồng úm để kích thích gà con ăn nhiều, tiêu hóa tốt và nhanh lớn. Cụ thể:
Nhiệt độ của lồng úm:
Ngày tuổi | Nhiệt độ tròng lồng úm (độ C) |
1- 5 | 33 – 35 |
6 – 10 | 31 – 33 |
11 – 15 | 30 – 32 |
16 – 20 | 29 – 31 |
21 – 35 | 27 – 29 |
Trên 35 ngày tuổi đến khi xuất chuồng | Theo nhiệt độ của môi trường |
Độ ẩm của lồng úm gà con:
Tuần tuổi | Độ ẩm (%) |
1 | 60 – 75 |
2 | 60 – 75 |
3 | 60 – 75 |
4 | 60 – 75 |
Kiểm soát nhu cầu chiếu sáng cho gà con:
Ngày tuổi | Nhu cầu chiếu sáng (giờ/ngày) |
1 – 3 | 24 |
4 – 7 | 16 |
8 – 14 | 12 |
15 – 28 | 8 |
Điều chỉnh mật độ nuôi nhốt gà con:
Tuần tuổi | Mật độ trung bình (con/m2) | |
Mật độ tối thiểu | Mật độ tối đa | |
1 | 30 – 35 | 40 – 45 |
2 | 25 – 30 | 35 – 40 |
3 | 20 – 25 | 30 – 35 |
4 | 10 – 15 | 20 – 30 |
Lưu ý khi úm gà con
Úm gà vào mùa đông: Ngoài bóng đèn, bà con có thể sử dụng đèn hồng ngoại 250W để úm cho 1000 con gà con hoặc úm bằng than. Tuy nhiên, bà con nên úm bằng đèn vì than cháy sẽ sản sinh ra khí độc, khó điều chỉnh nhiệt độ nóng lạnh.
Úm gà con vào mùa hè: Chuồng úm cần phải thoáng mát, thay nước liên tục cho gà. Nên cho thêm 0,25% muối ăn pha với nước cho gà con uống hàng ngày.
Úm gà vào mùa mưa: Nếu úm gà vào mùa mưa thì chuồng úm phải cao ráo, lớp cháu dày, được che chắn đầy đủ. Tuy nhiên phía trên không nên che quá kín khiến gà con bị ngạt. Không nên úm gà con cạnh gà trưởng thành có thể khiến gà con bị lây bệnh.
Để kiểm tra kết quả đàn gà con trong giai đoạn úm, đến ngày thứ 7, bà con cân tổng cộng số gà con bị chết. Nếu tỷ lệ chết không vượt quá 2% và cân nặng của tổng đàn gà sống tăng gấp từ 2,5 – 4,5 lần thì đạt tiêu chuẩn.
Gà con ăn gì? Thức ăn cho gà con
Đối với gà con sau khi nở 1 ngày tuổi, cơ thể gà có thể tự cung cấp chất dinh dưỡng nên chưa cần ăn, bà con chỉ cần bổ sung nước uống có pha kèm 50g đường Gluco: 1g Permasol 500: 1g Vitamin C hòa với 1 lít nước.
Sau ngày đầu tiên, gà con phải được cho ăn để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và tránh tử vong. Bà con hãy đến các đại lý bán thức ăn chăn nuôi để tìm mua loại cám đặc biệt được chế biến phù hợp với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con. Một ngày bà con cho gà ăn từ 5 – 6 lần để kích thích gà ăn nhiều, đổ thức ăn dày khoảng 0.5 – 1cm vì gà con vừa ăn vừa bới, đổ nhiều sẽ lãng phí, hơn nữa lại khiến thức ăn để lâu dễ ôi thiu kém chất lượng.
Sau tuần đầu tiên, gà con đã có thể ăn được thức ăn xanh như rau diếp, cỏ linh lăng, cỏ ba lá với điều kiện là rau được bằm thật nhuyễn và được đảo đều. Lúc này, bà con giảm tần suất cho ăn còn 3 – 4 lần/ngày.
Nhu cầu dinh dưỡng cần bổ sung cho gà con được quyết định dựa vào tốc độ sinh trưởng của từng giống gà và mục đích chăn nuôi của trang trại. Để biết được đàn gà của mình nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý, mời bà con tham khảo bảng dưới đây.
Dưỡng chất | Giống gà | ||
Gà thịt công nghiệp | Gà thịt lông màu | Gà hậu bị trứng | |
ME (Kcal) | 3000 | 3000 | 3000 |
Protein thô (%) | 22 | 20 | 20 |
Canxi (%) | 1.1 | 1.0 | 1.0 |
Photpho hữu dụng (%) | 0.6 | 0.6 | 0.6 |
Lysin (%) | 1.2 | 1.0 | 1.0 |
Methionin (%) | 0.5 – 0.6 | 0.4 – 0.5 | 0.4 – 0.5 |
Có nên cho gà con mới nhập về ăn ngay không?
Câu hỏi: Ngày đầu tiên bắt gà con về, cho gà ăn và uống liền luôn thì có tốt không?
Trả lời: Đây là một vấn đề mà người chăn nuôi gà thường hay mắc phải. Một số cho rằng khi mà vừa mới bắt gà về thì cần phải cho ăn. Nhưng một số lại cho rằng không cho ăn đồng thời cũng không cho uống nước.
Như vậy cả 2 vấn đề trên đều không được đối với úa trình úm gà con. Trong quá trình chăn nuôi, khi bắt gà về thì các bạn cần lưu ý tuyệt đối không được cho gà ăn ngay. Vậy lý do tại sao?
Tại vì đối với gà con ở lúc này, chất vẫn còn nhiều ở trong cơ thể. Và nhất là khi di chuyển xa thì ảnh hưởng tới yếu tố thần kinh, gà có thể bị stress.
Như vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ. Nếu mà chúng ta cho gà ăn ngay thì sẽ không kịp tiêu hóa hấp thụ. Mà khi không dược tiêu hóa hấp thụ sẽ sinh ra hiện tượng gà ỉa sống phân và đồng thời gây ra hiện tượng tiêu chảy.
Nếu đàn gà khỏe thì sau khi cho uống nước với khoảng thời gian nhất định (có thể là 1 – 2 tiếng) thì mới cho ăn. Nếu đàn gà yếu thì sau ít nhất 6 – 12 tiếng mới được cho gà ăn.
Cách cho gà con uống nước
Còn việc cho uống thì bắt buộc phải cho gà uống nước. Vậy tại vì sao?
Bởi vì nước có nhiệm vụ rất quan trọng đối với cơ thể gà con. Và nó chiếm tới 2/3 trọng lượng cơ thể gà con.
Khi mà không có nước thì mọi phản ứng sinh hóa trong gà con sẽ không thực hiện được. Gà con sẽ bị mất nước và mất chất điện giải dẫn đến trúng độc gan và có thể chết.
Khi cho đàn gà con uống nước thì các bạn cần phải lưu ý. Không phải là cho uống nước sạch thường mà các bạn có thể kết hợp với một số các chất. Ví dụ như vitamin C để nâng cao sức đề kháng, đường glucose để tăng năng lượng và bồi bổ cho cơ thể.
Với vitamin C thì các bạn có thể pha 1 gam / 1 lít nước. Còn đường glucose ở đây thì các bạn có thể pha với lượng 20 -50 gam / 1 lít nước cho đàn gà uống.
Hoặc nếu có điều kiện thì các bạn có thể dùng các loại thuốc úm để pha với nước đồng thời cho đàn gà uống. Chính các loại thuốc úm cũng có vai trò hết sức quan trọng, cũng là bổ sung các nguyên tố vi lượng.
Cũng như là vitamin và đặc biệt có một số loại thuốc có tác dụng để dự phòng. Ví dụ như dự phòng e-co-li hoặc dự phòng salmonella. Và chính như vậy thì đàn gà mới sinh trưởng và phát triển được tốt.
Vệ sinh phòng bệnh cho gà con mới nở
Để nuôi gà con nhanh lớn, bà con cần thường xuyên vệ sinh lồng úm và môi trường sống của gà sạch sẽ, không để nước tù, nước đọng lại. Thay nước thường xuyên cho gà. Rửa sạch sẽ dụng cụ đựng nước uống, thức ăn mỗi lần cho gà ăn. Ngoài ra, môi trường xung quanh lồng chuồng nuôi cũng cần được sát trùng sạch sẽ, khô ráo.
Một trong những cách nuôi gà con nhanh lớn là khi nuôi úm gà, bà con cần được tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên chỉ tiêm vacxin cho gà con khỏe mạnh, tiêm đúng loại, đúng liều lượng và thời gian quy định.
Ngày tuổi | Lịch tiêm phòng |
3 – 5 | Nhỏ mắt, mũi cho gà bằng vacxin Newcastle chủng F |
7 | Tiêm vacxin phòng chống bệnh đậu gà |
8 – 10 | Nhỏ vacxin Gumboro hoặc tiêm dưới da |
21 | Phòng bệnh Newcastle chủng Lasota bằng cách cho uống hoặc trộn vào thức ăn |
23 – 25 | Tiêm nhắc lại vacxin Gumboro |
30 – 45 | Tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm |
Trên 60 | Tiêm vacxin Newcastle chủng M cho gà. Sau đó 6 tháng sau lại tiêm nhắc lại |
Bà con có thể tham khảo và áp dụng chương trình phòng bệnh bằng thuốc kháng sinh cho gà đẻ:
Ngày tuổi | Thuốc kháng sinh | Phòng bệnh |
1 – 3 | Uống Ampi-Coli, Neomycine | Đường tiêu hóa |
11 – 13 | Uống Sulfamide hoặc Totazuril | Cầu trùng |
17 – 19 | Uống Doxycycline + Tylosin | Hô hấp |
24 – 26 | Uống Sulfamide hoặc Totazuril | Cầu trùng |
35 – 37 | Uống Doxycycline + Tylosin | Hô hấp |
40 – 42 | Uống Sulfamide hoặc Totazuril | Cầu trùng |
45 – 50 | Mebendazol, Levamisol | Tẩy giun |
Gà con có sức đề kháng yếu, dễ mắc phải các loại bệnh do vi khuẩn, thức ăn ôi thiu, nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh gây ra. Ngoài việc tiêu độc khử trùng chuồng úm mà chúng tôi đã nhắc tới ở trên, trong 3 ngày đầu đem gà về, bà con nên cho gà uống kháng sinh hòa tan trong nước cùng với vitamin A, D, E và Bcomplex nhằm phòng ngừa một số bệnh dễ gặp như thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli.
Đến khi gà 7 ngày tuổi, bà con nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà. Đến 14 ngày tuổi, bà con có thể trộn kháng sinh Neomycin vào thức ăn của gà với tỉ lệ 1g kháng sinh: 1kg thức ăn. Đến 24 ngày tuổi, bà con tiếp tục nhỏ Lasota nhắc lại để đàn gà phát triển khỏe mạnh.
Trên đây là cách nuôi gà con chi tiết nhất và mang đến hiệu quả cao khi bà con mới nhập gà và nuôi lớn đến giai đoạn 1 tháng tuổi. Chúc bà con những đàn gà như ý và khoẻ mạnh nhé.