Chuồng nuôi là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong chăn nuôi chim bồ câu. Hiện nay có hai mô hình nuôi chim được áp dụng phổ biến là nuôi thả vườn và nuôi nhốt chuồng, tùy thuộc vào mỗi mô hình nuôi sẽ có những kiểu chuồng tương ứng. Bài viết dưới đây, Thành Công Farm sẽ hướng dẫn làm chuồng nuôi chim bồ câu chi tiết để bà con áp dụng cho chính quy mô trang trại của mình.

Điều kiện nuôi bồ câu thả

Hướng chuồng nuôi bồ câu

chuồng bồ câu

Hướng nuôi chim bồ câu phù hợp nhất là hướng Đông Nam phù hợp với khí hậu nước ta. Vào mùa hè chuồng trại thoáng mát, hạn chế sử dụng hệ thống làm mát, đồng thời kích thích khả năng sinh sản của chim mái.

Ánh sáng, nhiệt độ

Chim bồ câu là một trong những loài nhạy cảm với ánh sáng. Khi đẻ trứng chúng cần ít ánh sáng. Nhưng khi ấp trứng phụ thuộc nhiều vào ánh sáng. Thời gian chiếu sáng tối thiểu trong ngày là 13 giờ nên chuồng trại cần thông thoáng, đủ ánh sáng.

Ở miền Bắc, vào mùa đông nên lắp đèn 40W để tăng thời gian chiếu sáng vào ban đêm, cường độ chiếu sáng khoảng 4-5W/m2, thời gian chiếu sáng 3-4h/ngày.

Yên tĩnh

Chim bồ câu sẽ ra ngoài nếu môi trường quá ồn ào, quá bẩn, có nhiều kiến . Nhất là hình thức nuôi chim bồ câu thả vườn. Vì vậy, nhà ở cần cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh và không có tiếng ồn xung quanh.Trong thời gian chim đẻ và ấp, môi trường xung quanh phải cực kỳ yên tĩnh, giảm bớt tầm nhìn.

Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả

Vật liệu

Chuồng nuôi chim bồ câu nên làm bằng gỗ, khi làm nên chọn gỗ tự nhiên đóng chuồng để tăng độ bền khi sử dụng.

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đúng kỹ thuật-2

Kích thước ô chuồng

Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản nhất hiện nay là làm tủ chuồng chia thành nhiều tầng. Mỗi tầng lại chia thành các ô. Kích thước mỗi ô chuồng thường là 40 x 40 x 40cm hoặc 50 x 50 x 50cm. 3 mặt của ô chuồng đều đóng bằng gỗ chắc chắn. Mặt phía trước để chừa ra một ô tròn cho chim chui ra chui vào.

Kích thước chuồng

Dựa vào số lượng tính toán kích thước chuồng bồ câu phù hợp. Tủ chuồng được chia làm 4 ô thì chiều rộng của cả chuồng nuôi sẽ phải bằng 4 x 0,5 = 2m.

Chiều cao của tủ chuồng sẽ phải gấp 5 lần chiều cao của 1 ô chuồng. Nếu mỗi ô chuồng cao 0,4m thì tổng chiều cao phải là 5 x 0,4 = 2m. Ngoài ra, phần chân của tủ chuồng cần làm cao cách mặt đất 0,5m. Như vậy tổng chiều cao là 2,5m.

Xem Thêm:   Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư ( Nấm Sò ) Đơn Giản Tiết Kiệm Tại Nhà Hiệu Quả

Chiều sâu của chuồng nuôi sẽ bằng với chiều sâu của mỗi ô chuồng. Nghĩa là bằng 0,4  hoặc 0,5m. Kích thước chuồng bồ câu thả có 4 ô xếp chồng lên nhau sẽ là 2m x 2,5m x 0,5m. Với kích thước như vậy, bà con có thể nuôi khoảng 20 cặp chim.

Cấu tạo chuồng

Trong chuồng có nhiều ô, 1 ô có kích thước 40 x 40 x 40. Các ô đóng chắc chỉ chừa 1 lỗ để chim ra vào. Chuồng nên có mái che bằng tôn. Với chuồng loại này có cấu tạo chuồng nuôi với số lượng nhỏ và vừa.

Máng thức ăn, nước

Máng thức ăn, máng nước nên đặt cạnh chuồng và đặt kế bên nhau. Như vậy cả đàn chim bồ câu sẽ dễ dàng ăn uống và theo dõi kiểm soát tốt hơn.

Chuồng bồ câu nuôi nhốt bán công nghiệp

Vật liệu

Mô hình nuôi chim bồ cầu nhốt hay còn gọi là công nghiệp giúp tạo ra thương phẩm người bán tăng thu nhập. Vật liệu làm chuồng dùng thường là lưới thép, khung chuồng làm bằng gỗ.

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đúng kỹ thuật-3

Cấu tạo chuồng

Chuồng chim bồ câu công nghiệp thường xây thành từng dãy dài gồm có nhiều ô khác nhau, mỗi ô kích cỡ 40 x 50 x 60cm. Mô hình nuôi chim bồ câu này giúp nuôi khép kín hoàn toàn và cho ra thành phẩm chim bồ câu nhanh chóng hơn.

Máng thức ăn và nước

Máng thức ăn và nước uống có kích cỡ khoảng 5 x 10cm, đặt riêng cho từng ô nhằm theo dõi tình trạng ăn uống, sức khỏe của chim bồ câu kịp thời.

Người nuôi quan tâm thêm hướng gió, ánh nắng trong quá trình nuôi chim. Chim bồ câu thích hợp với môi trường thoáng mát và có nhiều ánh sáng.

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đúng kỹ thuật-4

Lưới vây 

Lưới vây sẽ đóng chức năng khoanh vùng cho hoạt động, thoải mái bay lượn trong đó mà vẫn không thể thoái ra ngoài. Bạn hãy dùng lưới thép B40 để rào chắn xung quanh khuôn viên nuôi chim, riêng phía trên, bạn không thể dùng lưới thép mà hãy dùng lưới nilon (loại dùng để chắn nắng, tạo bóng râm cho những vườn cây phong lan).

Trước khi mua lưới, bạn phải thống kê được tổng đàn là bao nhiêu bởi vì diện tích vườn chim luôn tỷ lệ thuận với số đông cả đàn. Thông thường, ước tính cứ 220 – 250 đôi chim sẽ cần đến diện tích lý tưởng là 180 m2.

Giàn chim đậu 

Bồ câu là loại chim yêu thích bay lượn nên trong khu vực nuôi nhốt chúng, bạn hãy dựng lên các giàn đậu bằng tre, nứa hoặc các ống nhựa có đường kính khoảng 1,5 cm thôi. Và nhớ phải tạo khoảng cách rộng rãi giữa các giàn đậu để chim được thoải mái, thông thường các giàn sẽ cách nhau chừng 40 cm.

Cách Làm Chuồng bồ câu công nghiệp

Đây là kiểu chuồng phổ biến ở miền Nam và thực tế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Cách làm chuồng chim bồ câu công  nghiệp cụ thể sẽ như sau:

Xem Thêm:   Granit Xhaka: Trả lại nụ cười chiến thắng cho Emirates

Vật liệu

Sắt, tôn, bê tông cốt thếp. lưới thép,… đều là những vật liệu được chọn phổ biến khi xây chuồng nuôi chim bồ câu.

Kích thước chuồng

Kích thước chuồng sẽ phụ thuộc vào kích thước ô chuồng. Mỗi ô chuồng thường sẽ có kích thước 40*60*50 và một cánh cửa nhỏ 20*20 để cho chim ra vào hay để người nuôi tiện bề theo dõi, phòng trị bệnh hay xuất bán.

Chuồng chim bồ câu kiểu công nghiệp được làm bằng khung thép, bạn có thể xây chuồng 2 tầng, mỗi tầng từ 4 – 5 ô chuồng, tổng cộng sẽ được 8 – 10 ô. Khoảng cách từ mặt đất tính lên đáy sàn thấp nhất của chuồng lý tưởng nhất là 60 cm, để vừa lưu thông không khí vừa dễ dàng cho người nuôi vệ sinh chuồng trại.

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đúng kỹ thuật-5

Ô chuồng

  • Mỗi ô chuồng chim bồ câu cần đạt kích thước tối thiểu 40*60*50 cm để nuôi những cá thể từ 6 tháng tuổi trở lên. Bạn có thể xếp các tủ chuồng theo hình chữ U hay E tùy ý, miễn không đặt chúng sát tường, phải cách vách tường ít nhất 60 cm.
  • Đối với những cá thể hậu sinh sản 2 – 3 tháng, có thể xây chuồng chim có kích thước nhỏ khoảng 6*3,5*5 cm.
  • Đối với những cá thể mà bạn đang muốn vỗ béo, hãy xây ô chuồng kích thước lớn 40*60*50, nuôi các cá thể này với mật độ dày và không đặt ổ đẻ, ánh sáng tối thiểu.
  • Cửa của mỗi ô chuồng nên có kích thước 20*20 để chim tiện ra vào. Hơn nữa cửa chuồng phải mịn, nhẵn để không làm chim bị trầy xước.
  • Đáy chuồng làm bằng lưới thép để tiện bề thoát phân. Dưới mỗi đáy chuồng nên làm thêm tấm hứng phân bằng nhựa cách đáy khoảng 5 cm để thuận tiện cho người nuôi dọn rửa. Thường thì 1 – 2 ngày, bạn phải xử lý phân một lần bằng cách đổ chúng vào hố hoặc cho vào bao tải để không làm ô nhiễm môi trường.
  • Khu vực đặt chuồng nuôi chim phải có mái che bằng tôn, xi măng hay nhựa nhô ra ngoài ít nhất 2m chia đều sang 2 bên, độ dốc mỗi mái khoảng 30 độ. Phần mái của ô chuồng trên cùng phải cách mái nhà tối thiếu 0,5 m để chim không bị nóng khi vào mùa hè.

Máng ăn và uống

  • Kích thước máng ăn cho đôi chim bố mẹ là dài 15 cm, rộng 5 cm và sâu 5* 10 cm. Loại máng này thường làm bằng tre hoặc tôn.
  • Kích thước máng uống nhỏ hơn nhiều với đường kính 5-6 cm, cao 8-10 cm và thường được làm từ vỏ lon bia, chai nhựa, ly nhựa đã qua sử dụng.

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đúng kỹ thuật-6

Ngoài ra, đối với loại hình nuôi chim bồ câu công nghiệp và bán công nghiệp như thế này, các bạn nên xây thêm một loại máng gọi để đựng thức ăn bổ sung như sỏi, muối, chất khoáng. Kích thước máng ăn bổ sung không cần lớn, chỉ bằng máng uống và tránh dùng kim loại để làm loại máng này nhé!

Xem Thêm:   Cách Trồng Rau Muống Hạt Tại Nhà Lên Nhanh Non Mơn Mởn Tại Nhà

Kho thức ăn

Kho thức ăn được đặt gần khu vực để chuồng nuôi chim. Kho này chuyên đựng những loại thức ăn hay những thiết bị, máy móc, dụng cụ vệ sinh, thú y chăm sóc đàn chim. Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như quy mô đàn chim mà bạn quyết định diện tích xây dựng nhà kho này. Bình quân cứ 2 – 3 m2 sẽ chứa được một tấn thức ăn được đóng bao.

Các mô hình nuôi chim bồ câu phổ biến

Nuôi bồ câu thả vườn

Nuôi bồ câu thả vườn là phương pháp phổ biến dành cho quy mô nông hộ. Theo đó, mỗi hộ thường chỉ nuôi khoảng vài chục con chủ yếu làm cảnh và bắt thịt đãi khách quý. Quy mô đàn được phát triển một cách tự nhiên, khi lên đến số lượng lớn thì tham gia cung ứng thịt chim cho thị trường.

Do chim có khả năng bay xa, quan sát tốt nên thường có khả năng tự đi tìm kiếm thức ăn ở các cánh đồng lúa, ngô… xung quanh, người nuôi chỉ cần bổ sung thêm một số lượng thức ăn tinh nhỏ.

Ưu điểm của mô hình là chi phí thấp, chăn nuôi đơn giản, tận dụng được nguồn thức ăn ngoài tự nhiên… Tuy nhiên nhược điểm là rất khó phát triển đàn với quy mô hàng nghìn con, khó khăn trong công tác quản lý sinh sản, phòng trừ dịch bệnh. Không những vậy, nhiều trang trại nuôi chim bồ câu quy mô lớn còn lo ngại rằng chim thả vườn sẽ là nguồn lây lan nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

Nuôi chim bồ câu nhốt chuồng

Nuôi bồ câu nhốt chuồng là hướng đi mới, phù hợp với những khu vực có diện tích nhỏ hẹp hoặc quy mô trang trại rộng lớn, nuôi công nghiệp. Mô hình này đã được áp dụng rất nhiều ở Châu Âu và các nước phát triển. Ở nhiều tỉnh của Việt Nam có một số trang trại nuôi bồ câu Pháp nhốt chuồng thành công như Đồng Nai, Quảng Nam, Hồ Chí Minh, Nam Định, Hà Tĩnh…

Nuôi chim bồ câu nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đàn chim phát triển đồng đều, dễ dàng kiểm soát số lượng, tốc độ tăng trưởng, công tác phòng trừ dịch bệnh… góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên nhược điểm dễ nhận thấy khi so sánh với mô hình nuôi thả vườn là chất lượng thịt còn chưa thực sự đạt do chúng không được hoạt động nhiều.

Nhìn chung, nghề nuôi chim bồ câu ở nước ta vẫn đang có nhiều tiềm năng phát triển. Tùy vào điều kiện, diện tích, quy mô mà bà con lựa chọn phương thức nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo đó, mỗi phương thức chăn nuôi sẽ có một cách làm chuồng bồ câu riêng biệt.

Trên đây là các cách làm chuồng bồ câu thả đơn giản nhất tại nhà bạn có thể làm bằng những vật liệu đơn giản. Chúc các bạn có những chuồng bồ câu đẹp và mang lại năng suất cao nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *