Có phải bạn đọc đang tìm hiểu về cách nuôi bọ ú mà không biết Bọ ú ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề ăn uống của loài động vật này nha.
Danh Mục Bài Viết
Bọ ú có gì đặc biệt?
Bọ ú hay còn được gọi là chuột lang có tên tiếng Anh là Guinea Pig là một loại động vật nuôi có tính dễ thương, hiền lành. Chúng khá nhỏ nên dễ ẵm và bồng bế. Bọ ú thuộc loài động vật gặm nhấm tuy nhiên bọ ú chỉ ăn các loại thức ăn như củ, quả hay là rau xanh, đặc biệt chúng thích ăn những thứ được làm từ thực vật. Hầu hết các thức ăn của bọ ú đều là những thứ dễ tìm, có sẵn như cà rốt, lá rau lang, rau muống hay súp lơ,… nên chúng có thể được nuôi và đảm bảo cung cấp đầy đầy đủ thức ăn cho nó.
Bọ ú được biết đến là một loại động vật gần như không mang các mầm bệnh truyền nhiễm cho người. Nó được xem như một loại vật nuôi thân thiện, an toàn với con người. Bên cạnh đó, với bộ lông sạch sẽ cũng như môi trường sống luôn sạch sẽ nên đây cũng là một môi trường lý tưởng để chúng sinh sống và chăm sóc, vui đùa với chúng.
Bọ ú cực kỳ dễ thương khi nó có một đôi mắt sáng long lanh và rất ngây ngô. Bên cạnh đó là bộ lông mượt đầy sức hút. Những bé bọ ú này sẽ luôn là một ứng cử viên sáng giá trong những bức hình của bạn. Không những thế, chúng còn như những người bạn bên cạnh tâm sự với bạn cả những lúc buồn hay vui.
Nhắc đến loại bọ ú, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn cho màu sắc lông của vật nuôi. Với bộ sưu tập như bọ ú lông ngắn, lông dài, lông xoăn hay là lông xù. Ở mỗi loại, chúng đều tạo cho người nhìn một cảm giác mới lạ và nhiều hứng thú.
Bọ ú ăn gì?
Bọ ú là một loài động vật rất dễ nuôi. Tuy nhiên, bọ ú cũng cần có những đồ ăn thức uống riêng biệt dành cho chúng. Một số thức ăn phổ biến của bọ ú như:
Nước
Nước có vẻ như là một thứ rất phổ biến với bất kỳ loài động vật nuôi nào nhưng với bọ ú nước uống cho chúng cũng cần được để ý hằng ngày. Bạn nuôi cần chú ý về lượng nước của bọ ú được bổ sung thường xuyên với nhiệt độ ấm vừa phải, không nên pha trong nước uống của chúng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung ngoài khác. Nước dùng cho bọ ú bạn nên sử dụng các loại nước suối hoặc là nước uống đóng chai. Khi cho nước uống, bạn cần cẩn thận và tỉ mỉ tránh trường hợp nước bị té ra ngoài, làm ướt chuồng, ướt lông của bọ ú.
Bên cạnh đó, bạn nuôi cũng cần lưu ý không nên dùng nước cất để cho bọ ú uống vì với loại nước này, bọ ú sẽ không được cung cấp những dưỡng chất cần thiết bổ trợ cho những chức năng cần thiết khác bên trong cơ thể nó. Bạn cũng cần tránh những loại nước uống có chứa quá nhiều các loại khoáng, cụ thể là canxi. Bạn không nên dùng các loại nước máy khi chưa qua xử lý vì chúng vô tình sẽ làm cho bọ ú của bạn có nguy cơ bị ngộ độc nước uống.
Cỏ khô
Bọ ú cũng được xem là một loại động vật chăn thả và là loài gặm nhấm nên chúng rất thường ăn cá loại cỏ như cỏ khô. Đây được xem như thức ăn thường dùng của chúng vì răng của chúng liên tục phát triển nên việc gặm cỏ cũng chính là cách để chúng mài răng của mình mỗi ngày ngăn chặn cho răng không dài ra quá mức. Với các loại cỏ khô, hệ tiêu hoá của chúng cũng được hỗ trợ tốt hơn trong việc tiêu hoá thức ăn, đảm bảo sức khỏe cho bọ ú. Ngoài ra, cỏ khô là một thức ăn có hàm lượng các chất dinh dưỡng và protein rất thấp nên chúng khá phù hợp cho bọ ú khi chúng ăn nhiều và ít vận động. Điều này giúp những bé bọ ú của bạn sẽ hạn chế bị béo phì mà vẫn giữ được dáng vẻ nhỏ nhắn, đầy đặn.
Một lưu ý khi chọn cỏ khô cho bọ ú là bạn nên chọn những loại cỏ còn giữ được được hương thơm tự nhiên cũng như màu xanh có trong cỏ.
Có hai loại cỏ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bọ ú như Cỏ Timothy và cỏ Alfalfa. Với cỏ Timothy thì bạn nên cho chúng ăn thường xuyên và tốt nhất bạn nuôi nên luôn dự trữ sẵn trong chuồng nuôi của chúng. Với cỏ Alfalfa hay còn được gọi là lá đinh lăng. Đây là một loại lá cỏ có chứa rất nhiều canxi nên chúng rất phù hợp cho những bé bọ ú trong khoảng từ 1 đến 6 tháng tuổi hoặc những bé bọ ý đang trong quá trình mang thai hoặc chúng đang dưỡng thương, dưỡng bệnh. Tuy nhiên, do hàm lượng canxi có trong lá đinh lăng nên đây cũng là một điều lưu ý cho bọ ú khiến chúng dễ mắc các bệnh về sỏi thận hay là béo phì.
Vì cỏ khô thường được các nhà sản xuất chế biến thành nhiều dạng viên, dạng hạt,… khác nhau tuy nhiên ở những dạng nén như thế này sẽ không được thay thế cỏ khô có trong khẩu phần ăn của chúng. Bên cạnh đó nếu cỏ cho bọ ú ăn quá ẩm mốc hoặc có những mùi khó chịu bắt đầu xuất hiện thì tuyệt đối không nên cho bọ ú ăn nhé.
Thức ăn nén
Không phải loại thức ăn nén nào cũng hoàn toàn có hại, dù chúng không được xem là thức ăn quan trọng cho bọ ú như là nước hay cỏ khô nhưng chúng lại là thức ăn chuyên bổ sung các chất dinh dưỡng và những khoáng chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của bọ ú. Với loại thức ăn này, bạn nuôi cần bổ sung vào khẩu phần ăn của bọ ú tầm ¼ chén thức ăn mỗi ngày. Bạn nên để lại thức ăn này trong các khay cố định hoặc làm bằng sứ để tránh làm thức ăn bị đổ ra ngoài.
Khi mua những loại thức ăn nén như thế này, bạn nuôi cần chú ý, quan sát kỹ lưỡng tới loại dưỡng chất chủ yếu mà thức ăn nén hướng đến, cùng với đó là hạn sử dụng và chống chỉ định để đảm bảo phù hợp với vật nuôi của bạn. Ngoài ra, bạn cũng tránh cho bọ ú ăn chung thức ăn với các loại vật nuôi cảnh khác như thỏ vì thành phần dinh dưỡng mà loại thức ăn này cung cấp cho mỗi loại động vật là khác nhau. Nếu bạn muốn làm cho bữa ăn của bọ ú được ngon miệng, trông bắt mắt hơn thì bạn cũng có thể lựa chọn các loại thức ăn nén với màu sắc bắt mắt khác nhau.
Rau
Một trong số thức ăn được chú trọng với bọ ú là rau xanh. Tuy nhiên, với loại thức ăn này chỉ nên cho chúng ăn rau vài lần trong ngày và với cường độ vừa phải ở mức 3 đến 4 ngày trong tuần. Với loại thực phẩm là rau này, bạn nên chọn những loại rau còn tươi sống và đảm bảo cả độ sạch. Không nên sử dụng các loại rau bị úa hay bị thối rữa. Bạn cũng không nên cho bọ ú ăn cùng một loại rau trong ngày để tránh bị nhàm chán. Bạn cũng cần chú ý khi bảo quản rau ở trong tủ lạnh vì nếu nhiệt độ bảo quản quá thấp khi bọ ú ăn có thể bị lạnh bụng và bị tiêu chảy. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng các loại rau đông lạnh vì trong chúng có chứa nhiều các hạt nitrat hoặc cá loại rau có họ cải vì hàm lượng chất oxalat có trong loại rau này sẽ là nguyên nhân khiến cho các chi của bọ ú bị sưng mẩy.
Một số loại rau có thể cho bọ ú ăn thường xuyên trong ngày như dưa leo, các loại ớt chuông vàng hoặc ớt chuông xanh, củ cà rốt,… Một số loại rau lá như rau diếp xanh, lá ngò rí, lá cải, lá khoai lang, các loại rau thơm, rau thì là, lá bí ngô, …hoặc một số loại hoa như hoa atiso hoặc là hoa cúc cũng khá phù hợp với bọ ú. Với những loại thức ăn này sẽ thường chứa ít các chất dinh dưỡng nhưng lại thường chứa nhiều hơn hàm lượng nước nên sẽ rất thích hợp để có mặt trong bữa ăn của chúng.
Bên cạnh đó, một số loại đồ ăn khác cũng có thể được thay thế trong các bữa ăn trong tuần của bọ ú như các loại măng tây, cải xoong, các loại lá húng quế, lá bông cải xanh, súp lơ hay củ cải đường, lá cần tây, lá cây anh thảo, râu bắp hoặc là cà chua,…
Trái cây
Bên cạnh những thức ăn thông thường của bọ ú thì trái cây cũng là một loại thức ăn cho bọ ú mà bạn cũng có thể cân nhắc. Các loại trái cây thường chứa nhiều các chất axit tự nhiên hay các loại đường organic nên nó dễ khiến cho bọ ú của bạn gặp các vấn đề liên quan đến bàng quang. Chính vì vậy, bạn chỉ nên cho chúng ăn với hàm lượng nhỏ mỗi tuần chỉ khoảng ⅛ quả táo.
Các loại trái cây mà bọ ú có thể ăn được như lê, táo, chuối, dâu đen, nho (cho dùng rất ít), dưa hấu, xoài, dâu tây và kiwi (rất giàu Vitamin C), mận, đào, sung,…
Thức ăn nào gây hại cho bọ ú?
Dù là bọ ú hay bất kể loài vật nuôi nào thì chúng cũng không phù hợp với một số loại thức ăn cụ thể. Các loại chất kháng sinh sẽ có tác động đến hệ tiêu hoá và đường ruột của bọ ú. Một số độc tố có thể sinh ra từ Enterotoxemia là lý do khiến cho bọ ú bị viêm ống dạ dày, trường hợp nặng có thể khiến chúng bị tử vong.
Tất cả các đồ ăn, các chất có chứa Penicillin được xem là một loại thuốc độc đối với bọ ú Guinea Pig . Một số loại thuốc có chứa các hoạt chất sau đây khi kê đơn cho bọ ú có thể dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài cho bọ ú như Amoxicillin (Clavamox), Ampicillin, Bacitracin, Cephalexin (Cefadroxil), Chlortetracycline, Oxytetracycline, Streptomycin, Dihydrostreptomycin,…. Với những loại hoạt chất như này thì bạn cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sỹ để đảm bảo sức khoẻ cho bọ ú nhé.
Một số lưu ý giúp bọ ú luôn khỏe mạnh
- Nước và thức ăn: bạn cần cho bọ ú ăn hoa quả hoặc rau đều đặn. Phải luôn đảm bảo rằng chúng được cung cấp đầy đủ chất Vitamin C nhằm duy trì sức khỏe. Trong chuồng nuôi luôn có rơm trang bị sẵn. Bạn cũng cần đảm bảo rằng luôn có đủ nước cho bọ ú.
- Chải lông: Vì có bộ lông làm điểm nhấn cho sự thu hút với người đối diện nên bạn cũng nên chú ý và chải chuốt cho nó nhé.
- Dọn chuồng ở: Bạn nuôi nên thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, thay cỏ khô và các bào gỗ tồn lại ở trong chuồng.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe: Trong quá trình chăm sóc cũng như dọn chuồng bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra xem bọ ú có có các dấu hiệu bị ốm hay không, phân mà bọ ú thải ra có như thường hay không. Nếu lượng đi ít hoặc nhiều hơn cũng là một dấu hiệu cho bạn nhận thấy là bọ ú của bạn đang gặp vấn đề về tiêu hoá đấy.
Bài viết trên đây đã đưa ra những thông tin về đồ ăn của bọ ú. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi Bọ ú ăn gì và ghi chú lại cho mình những điều bổ ích trong suốt quá trình nuôi bọ ú nhé.