Động vật nhai lại ăn thức ăn thực vật cần nhiều thời gian để tiêu hóa. Thiên nhiên đã đảm bảo rằng gia súc nhận được lượng dinh dưỡng tối đa từ thức ăn, tạo ra một hệ tiêu hóa đặc biệt với cấu trúc đặc biệt. Để hiểu được chức năng của nó, bạn cần biết con bò có bao nhiêu dạ dày. Hãy cùng Thành Công Farm tìm hiểu chi tiết nhé.

Đặc điểm tiêu hóa của bò

Đường tiêu hóa của bò giống như một nhà máy chế biến thức ăn. Nó có cấu trúc đặc biệt cho phép bạn biến đổi dần cỏ thô và cỏ khô thành các chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa, hỗ trợ các hoạt động và chức năng quan trọng của cơ thể. Tất cả các loài nhai lại đều có một cấu trúc cụ thể của đường tiêu hóa để phân biệt chúng với các động vật nuôi khác. Điều này là do thực tế là chúng phải tiêu hóa một lượng thức ăn đáng kể. Do đó, trước khi được chế biến vào ruột của bò, cỏ ăn và thức ăn khác sẽ di chuyển qua miệng vào thực quản, rồi đến dạ dày, nằm sau cơ hoành.

Nó rất phức tạp ở bò, bao gồm bốn phần, và dịch dạ dày chỉ được tạo ra trong dạ dày, nằm ở “đầu cuối” xa nhất của hệ thống nhiều khoang. Loại đường tiêu hóa phức tạp này giúp tiêu hóa hoàn toàn thức ăn thực vật khô và thô.

Bò Có Bao Nhiêu Cái Bao Tử?

Bò là động vật nhai lại có một dạ dày với bốn ngăn tiêu hóa. Bốn ngăn này là dạ cỏ, lưới, ống noãn và dạ dày.

Dạ cỏ là ngăn đầu tiên và lớn nhất, chứa tới 50 gallon thức ăn đã tiêu hóa. Quá trình lên men thức ăn và chất xơ diễn ra trong dạ cỏ. Nó cũng chứa hàng tỷ vi khuẩn hoặc vi khuẩn hỗ trợ quá trình tiêu hóa các chất, chẳng hạn như cellulose và hemicellulose.

Lưới nối với dạ cỏ. Chức năng của ngăn này là thu thập và thu thập các hạt thức ăn lớn để nhai lại nhiều hơn. Ngăn thứ ba là omasum, chứa nhiều nếp gấp đóng vai trò như bộ lọc và cũng lấy nước từ thức ăn.

Ngăn cuối cùng của dạ dày bò là dạ dày. Tại đây, các enzym sẽ phân hủy protein từ thức ăn thành các axit amin. Từ dạ dày, những chất dinh dưỡng này đi vào máu và ruột non.

Cấu Tạo Bao Tử Của Bò Chi Tiết Nhất

Trâu bò là loại động vật nhai lại có dạ dày bốn túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trâu bò được nuôi chủ yếu bằng cỏ, rơm rạ, các sản phẩm phụ của trồng trọt, những thức ăn này nhìn chung có tỷ lệ xơ cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hoá thấp. Quá trình tiêu hoá thức ăn của trâu bò được tiến hành qua 4 túi với các bước khác nhau phụ thuộc vào chức năng cụ thể của từng túi.

Dạ cỏ

không có các tuyến tiêu hoá nhưng lại có vai trò rất quan trọng, không những là nơi chứa thức ăn mà ở đây còn xảy ra rất nhiều quá trình phân giải và phản ứng hoá học giúp cho việc tiêu hoá chất xơ như quá trình lên men, phân giải các chất hữu cơ, tổng hợp và hấp thu các chất dinh dưỡng.

Dạ cỏ ở trâu bò trưởng thành chiếm tới 80-90% dung tích toàn bộ dạ dày và 70-75% dung tích cơ quan tiêu hoá. Lông nhung ở thành dạ cỏ rất phát triển đã làm tăng bề mật tiếp xúc với thức ăn lên nhiều lần. Trong dạ cỏ trâu bò có một lượng lớn vi sinh vật (chủ yếu là bacteria và protozoa). Nhờ hoạt động cùa hệ vi sinh vật này mà thức ăn (đặc biệt là xơ) được tiêu hoá tạo thành các axit béo bay hơi. NH3 và axit amin, đồng thời cũng tổng hợp nên một số vitamin và protein. Dựa trên những nghiên cứu về hệ vi sinh vật dạ cỏ người ta thấy rằng trâu bò có khả năng tiêu hoá xơ tốt và sử dụng thức ăn thô xanh cao.

Dạ tổ ong

là phần tiếp theo, được nối với dạ cỏ bằng một miệng lớn, thức ăn có thể di chuyển dễ dàng. Dạ tổ ong có cấu tạo gồm rất nhiều ngăn nhỏ như tổ ong để làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn và giữ vật lạ lại. Chức năng chủ yếu của dạ tổ ong là đẩy thức ăn rắn, thức ăn chua được lên men trở lại dạ cỏ và góp phần đẩy thức ăn lên miệng để nhai lại. Sự lên men thức ăn ở đây cũng tương tự như ở dạ cỏ.

Dạ lá sách

là dạ thứ ba tiếp theo dạ tổ ong, có hình cầu, vách được phủ một lớp nhu mô ngắn và có cấu trúc như một quyển sách nhờ các tấm mỏng xếp với nhau làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn. Chức năng chính là nghiền nhỏ hơn các thức ăn còn to, lọc và hấp thu các chất dinh dưỡng, hầu hết nước và một phần các chất điện giải được hấp thu ở đây.

Dạ múi khế

là dạ dày tuyến, được coi là dạ dày thực, có cấu tạo gồm thân vị và hạ vị, ở đây có các tuyến và dịch tiêu hoá với qưá trình tiêu hoá và hấp thu tương tự như dạ dày đơn của các loài động vật khác. Trong dịch múi khế có các men tiêu hoá như pepxin, kimozin, lipaza. Thức ăn ở các túi trước của dạ dày liên tục đi vào dạ múi khế, các tuyến dịch cũng hoạt động liên tục, vi sinh vật và thức ăn còn lại có khả nàng tiêu hoá sẽ được phân giải bởi các men, tiếp tục tiêu hoá và hấp thụ tại ruột non.

Xem Thêm:   Bản Vẽ Chuồng Nái Đẻ Tiêu Chuẩn, Thông Minh Kèm Hạch Toán Chi Tiết

Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ

Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ bò bao gồm bacteria, protozoa và nấm. Số lượng bacteria 109- 1010 trong 1 rnl chất chứa, có trên 60 loài đã được xác định số lượng bacteria. Số lượng bacteria của từng loài phụ thuộc rất lớn vào khẩu phần ăn của bò. Protozoa có số lượng ít hơn nhiều so với số lượng bacteria, chúng chỉ có 106 trong 1 ml chất chứa, nhưng vì có kích thước lớn hơn nên tổng sinh khối tương tự như bacteria. Nấm (Fungi) trong dạ cỏ bò mới chỉ được nghiên cứu trong vài chục năm gần đây, vị trí của chúng trong hệ sinh thái dạ cỏ cũng chưa có những khẳng định đầy đủ, có một số loài đã được xác định. Phần đóng góp của nấm trong tiêu hoá ở dạ cỏ chưa được xác định thật rõ rệt, nhưng ước tính có khoảng 10% tổng sinh khối của vi sinh vật được hình thành do hoạt động của nấm trong điều kiện khẩu phần có nhiều xơ.

Vai trò của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ bò rất quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn thô xơ để biến chúng thành những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thu cho gia súc. Có thể nói nôm na công lao chế biến rơm, cỏ và các loài phụ phầm thành sữa, thịt ở bò chính là nhờ hệ vi sinh vật phong phú này.

Tiêu hoá thức ăn nhờ hệ vi sinh vật ở bò

  • Tiêu hoá chất xơ (xenluloz): Xenluloz là màng khó tiêu hoá của tế bào thực vật, hàm lượng của nó khá lớn, chiếm đến 40-50% khối lượng của rơm, cỏ, phụ phẩm ăn vào. Trước hết, thảo trùng phá vỡ màng xenluloz để tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men, và giải phóng các chất dinh dưỡng khác như tinh bột, đường đạm trong rơm, cỏ, phụ phẩm để dễ dàng được tiêu hoá. Thảo trùng cũng ăn một phần chất dinh dưỡng đã bị phá vỡ đó để cung cấp năng lượng từ xenluloz cho sự hoạt động của chúng. Chất xơ dưới tác dụng của vi khuẩn lên men rất mạnh, qua một số giai đoạn và cuối cùng tạo ra nhiều chất khí (CH4 C02 H20) và các axit béo bay hơi (axit acetic, axit propionic, axit butyric, axit valeric). Các sản phẩm này được hấp thụ vào máu qua thành dạ cỏ để tham gia vào quá trình trao đổi chất. Vi khuẩn còn làm lên men Hemixenluloza tạo thành pentoza và hetoza; lên men pectin tạo thành một số axit béo bay hơi khác.
  • Tiêu hoá tinh bột và chất đường: Trong các phụ phầm như cám, tấm, vỏ dứa, ngọn mía, rỉ mật… đều có nhiều tinh bột và chất đường. Nó cung cấp năng lượng cho hệ vi sinh vật hoạt động, do đó nó rất có tác dụng cho sự phát triến hệ vi sinh vật trong dạ cỏ. Vi khuẩn và thảo trùng sẽ phân giải tinh bột thành polysacarit, glycozen và amilopectin. Những đa đường này sẽ được lên men, tạo thành axit béo bay hơi. Riêng sự lên men từ từ của amilopectin sẽ ngăn cản sự lên men quá mức khi trâu bò ăn nhiều cỏ tươi non, do đó tránh được hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.
  • Những đường dễ tan như monosaccarit, disaccarit có trong rỉ mật, vỏ dứa chín… khi lên men cũng biến thành axit béo bay hơi và một lượng axitlactic. Nếu axitlactic quá nhiều sẽ gây trúng độc. Vì vậy nên cho ăn thức ăn có nhiều đường dễ tan một lượng vừa phải, và cho ăn từ từ tạo thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.
  • Các axil béo bay hơi được hấp thụ hoàn toàn qua thành dạ cỏ vào máu, đến gan; một phần được giữ lại tại gan để được oxy hoá cung cấp năng lượng cho bò hoạt động; phần khác được chuyển đến mô bào, nhất là mô mỡ và mô tuyến sữa để góp phần tạo thành mỡ sữa và mỡ dự trữ lúc vỗ béo.
  • Cường độ hình thành axit béo bay hơi khá mạnh, mỗi ngày ở dạ cỏ bò có thể sản ra 4 lít axit béo bay hơi. Trong đó bao gồm axit axetic 62,5% – axit propionic 23% và axit butyric l4,5%. Sự tạo thành đường lactoza trong sữa có quan hệ với axit butyric. Axit propionic tham gia vào quá trình tạo ra đạm sữa. Khi bò sữa được ăn khẩu phần có cỏ khô nhiều thì tỷ lệ axit axetic cao và tỷ lệ mỡ sữa cũng cao. Trái lại nếu cho bò sữa ăn nhiều thức ăn tinh trong khẩu phần thì axit axetic giảm và tỷ lệ mỡ sữa thấp.
  • Thảo trùng (protozoa) cũng phân giải tinh bột thành polysaccarit nhờ men amilaza trong cơ thể thảo trùng tiết ra. Mỗi ngày có khoảng 10% tổng số axit béo bay hơi trong dạ cỏ được hình thành nhờ tác dụng lên men của protozoa.
Xem Thêm:   10+ Trại Lợn Giống Miền Bắc Uy Tín Chất Lượng Cao Được Tin Cậy

  • Tiêu hoá protein: Các loại rơm, cỏ và phụ phẩm có hàm lượng protein rất thấp: giá trị dinh dưỡng cũng không cao vì chứa ít axit amin không thay thế. Nhưng nhờ vi sinh vật dạ cỏ tiêu thụ lượng protein thực vật ít ỏi này, biến nó thành protein động vật có giá trị dinh dưỡng cao trong cơ thể chúng. Hệ vi sinh vật này theo dịch thức ăn đi xuống dạ múi khế và ruột non, do môi trường không thích hợp nên chúng bị chết đi, trở thành nguồn prolein động vật cho trâu bò. Nhờ đó, phần lớn 60-80%) prolein thực vật trong rơm, cỏ, phụ phẩm được chuyển biến thành protein vi sinh vật. Phần protein thực vật không được vi sinh vật lên men và chuyển hoá sẽ được đưa xuống dạ múi khế và ruột non để tiêu hoá. (Như vậy, nguồn protein ở ruột non sẽ có hai loại: protein của vi sinh vật và protein “nguyên xi” trong thức ăn).
  • Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng biến các chất chứa ni tơ không phải protein như urê, muối amon cabamit… thành protein động vật trong bản thân chúng. Do đó, người ta thường bổ sung urê vào khẩu phần cho trâu bò, hoặc xử lý rơm rạ, thân cây ngô sau thu hoạch với urê để tăng tỷ lệ đạm trong khẩu phần. Vi sinh vật phân giải urê nhờ tác dụng của men ureaza, và thải ra NH3-C02. Lượng NH3 này được vi sinh vật sử dụng để biến thành protein. Nếu NH3 dư thừa sẽ được hấp thu vào máu đến gan. ở gan NH3 được tổng hợp thành urê, urê này một phần được bài tiết qua nước tiểu, một phần đi vào tuyến nước bọt và lại được nuốt xuống dạ cỏ, trờ thành nguồn cung cấp ni tơ cho vi sinh vật chuyển hoá thành protein.

Các Bệnh Đường Tiêu Hoá Của Bò Chi Tiết

Phòng Trị Bệnh Chướng Dạ Cỏ Của Bò

1. Nguyên nhân

Do gia súc ăn nhiều cỏ non hoặc cây họ đậu, thức ăn nhiều chất nhày như rau lang, rau muống non… đã lên men sinh hơi nhanh, gia súc không kịp thoát hơi gây chướng căng dạ cỏ. Đặc biệt, vào mùa khô, gia súc ăn nhiều thức ăn khô như rơm, cỏ khô, nên hệ vi sinh vật dạ cỏ thích nghi với tiêu hóa nhiều thức ăn khô, đến đầu mùa mưa, gia súc ăn nhiều cỏ non đột ngột sẽ gây bệnh.

Có thể kế phát từ bệnh liệt dạ cỏ, bội thực, tắc thực quản, viêm họng làm gia súc không ợ hơi được, viêm màng bụng…

2. Triệu chứng

Bệnh xảy ra rất nhanh, gia súc khó chịu, bồn chồn, bụng chướng căng, mất hõm hông bên trái, có thể cao hơn cột sống. Gõ vào bụng có âm trống.

Gia súc hay quay đầu về phía sau, có cảm giác đau đớn

Gia súc thở rất khó, dạng  hai chân trước, hô hấp tăng, tim đập nhanh, tĩnh mạnh cổ phồng to, niêm mạc mắt, mũi, hậu môn xung huyết, sau đó tím bầm.

3. Điều trị

Trước tiên, cho gia súc nhịn ăn, đứng 2 chân trước lên cao hoặc đi lên dốc để dạ cỏ không chèn ép phổi và tim.

Sau đó, cho gia súc uống 1 trong các loại dung dịch:

+ Dung dịch MgSO4 với liều 50-100g/con hòa với 0,5 – 1 lít nước.

+ Nước dưa chua: 0,5 – 1 lít.

+ Bia hơi: 0,5-2 lít.

Đồng thời, xoa bóp vùng dạ cỏ để kích thích ợ hơi. Có thể giã gừng tẩm vào rơm, vải thô, chà sát liên tục 30 – 60 phút ở hông bên trái. Làm như vậy nhiều lần nhằm tăng nhu động dạ cỏ.

Xem Thêm:   99+ Mẫu Chuồng Gà Đơn Giản, Khoa Học, Đẹp Tiết Kiệm Chi Phí

Nắm lưỡi gia súc kéo nhịp nhàng lệch về một bên nhiều lần để kích thích ợ hơi.

Có thể dùng ống mềm (bằng cao su hoặc nhựa mềm) thông qua thực quản vào dạ cỏ, đồng thời dùng tay ấn mạnh vào hõm hông trái để hơi thoát ra ngoài. Moi phân ở trực tràng ra để thoát hơi.

Tăng cường nhu động dạ cỏ bằng cách tiêm Pilocarpine (đối với bệnh chướng hơi kế phát sau bệnh liệt dạ cỏ); tiêm thuốc trợ sức, trợ lực, liều theo hướng dẫn của hãng thuốc.

* Nếu dùng các biện pháp trên không hiệu quả, dạ cỏ vẫn chướng căng, nguy hiểm đến tính mạng gia súc thì phải cấp cứu bằng cách chọc troca.

– Sát trùng vị trí giữa hõm hông trái của gia súc, chọc mạnh troca qua thành bụng, rút lõi từ từ, bịt đầu thoát của troca để hơi thoát từ từ, nếu cho hơi thoát nhanh thì áp lực máu ở não bị giảm đột ngột, gia súc bị sốc có thể chết.

– Giữ troca cho hơi ra hết, để gia súc khỏe lại, khi rút troca phải cho lõi vào, để thức ăn không tiếp xúc vết thương gây viêm phúc mạc.

– Dùng một trong các loại kháng sinh sau để chống nhiễm trùng như Gentamycin, Ampicillin, Penicillin, Cefamicin tiêm hoặc bơm thẳng vào dạ cỏ. Liều dùng theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc.

4. Phòng bệnh

Không cho gia súc ăn quá nhiều cỏ non hoặc cây họ đậu, thức ăn nhiều chất nhày như rau lang, rau muống non, thức ăn dễ lên men, sinh hơi khác.

Khi thay đổi thức ăn nên thay đổi từ từ để gia súc kịp thích nghi, không bị rối loạn tiêu hóa.

Khi gia súc mắc bệnh liệt dạ cỏ, bội thực, tắc thực quản, viêm họng làm gia súc không ợ hơi được, viêm màng bụng… cần kịp thời điều trị để tránh kế phát bệnh chướng hơi dạ cỏ.

Phình Bụng

Dạ dày của bò cái hoặc bò đực chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng. Nếu nó tràn khí, có nguy cơ ép phổi, có thể gây ngạt thở.

dạ dày bò

Nguyên nhân của chứng cuồng phong:

  1. Ăn thức ăn ướt (sau trận mưa hoặc sương trước đó).
  2. Tưới nước cho gia súc ngay sau khi cho ăn thức ăn có nhiều nước, cỏ tươi.
  3. Rất nhiều xung ướt.
  4. Cho ăn thức ăn có dấu hiệu bị mốc, lên men, thức ăn đông lạnh.
  5. Bê ăn quá nhiều các sản phẩm từ sữa: váng sữa, sữa tách bơ hoặc sữa tách kem.

Các phương pháp sau được sử dụng để thoát khỏi chứng đầy hơi:

  1. Xoa bóp vùng bụng đang đói.
  2. Kéo dài lưỡi theo một nhịp điệu nhất định.
  3. Dùng dây thừng bằng nhựa hắc ín hoặc creolin để bắc cầu.
  4. Cho trẻ uống muối nhuận tràng hoặc các loại thuốc chuyên dụng (chỉ khi có chỉ định của bác sĩ thú y).
  5. Thăm dò và rửa dạ dày.
  6. Trong trường hợp nghiêm trọng và khẩn cấp, để cứu bò, bác sĩ thú y có thể chọc thủng vết sẹo bằng một dụng cụ đặc biệt – trocar.
Hành động phòng ngừa:
  1. Chỉ chăn thả gia súc trên đồng cỏ sau khi sương tan hoặc cỏ khô sau khi mưa.
  2. Không cho những con bò đang đói ăn cỏ.
  3. Không bắt đầu chăn thả trên các cây họ đậu như cỏ linh lăng hoặc đậu tằm.
  4. Cho bê con bú sữa từ cốc núm vú.

Bội Thực

Tình trạng này còn được gọi là chứng mất trương lực cơ (atony of the proventriculus), và người ta thường nói rằng con bò có dạ dày. Điều này cho thấy nhu động của cơ quan bị suy giảm, thành cơ không co bóp được, thức ăn không di chuyển được. Nguyên nhân của bệnh:

  1. Ăn một lượng lớn củ cải, thân cây và rơm có nguồn gốc từ ngô.
  2. Thức ăn nóng hoặc hư hỏng.
  3. Dị vật trong thực phẩm. Nếu đây là những bộ phận kim loại làm hỏng hệ tiêu hóa, bò sẽ đi làm thịt.

một con bò bị bệnh

Dấu hiệu của bệnh:

  1. Rối loạn cảm giác thèm ăn, bỏ ăn và uống nước.
  2. Vi phạm quá trình nhai.
  3. Sự phồng rộp.
  4. Động vật ít vận động.

Điều trị sẹo bò bằng các phương pháp sau:

  1. Đói 24 giờ.
  2. Cung cấp cám hoặc cỏ khô với liều lượng tối thiểu.
  3. Thuốc nhuận tràng.
  4. Các chế phẩm lên men.

Tắc ruột ở bò

Ở động vật nhai lại, tràn dịch dạ cỏ và ít phổ biến hơn là dạ cỏ và dạ dày đồng thời được đặc trưng bởi các đặc điểm sau:

  1. Đừng nhai nữa.
  2. Giảm sự thèm ăn.
  3. Phình, đặc biệt là bên trái.
  4. Vi phạm chức năng bài tiết.
  5. Suy yếu nhu động ruột.
  6. Thở nhanh và đánh trống ngực.
  7. Một tư thế gập người đặc trưng.
Những lý do cho sự hình thành của tắc nghẽn:
  1. Ở bê đến 60 ngày tuổi, sự tắc nghẽn là do cho ăn quá nhiều thức ăn tinh và thức ăn nhiều nước làm giảm lượng sữa sớm.
  2. Việc sử dụng các loại thực phẩm cồng kềnh có giá trị dinh dưỡng thấp. Điều này dẫn đến tràn dịch dạ dày, giảm chức năng vận động, và đôi khi liệt.

Thoát khỏi sự tắc nghẽn:

  1. Nhịn ăn trong ngày. Đồng thời, bò được cung cấp nước uống và muối sạch.
  2. Xoa bóp vùng bụng ở vùng có sẹo trong 20 phút, 3-4 lần trong ngày.
  3. Việc sử dụng các loại thuốc lên men, thuốc nhuận tràng và thuốc tăng cường nhu động ruột.
  4. Hoạt động.
  5. Culling một con bò trong tình trạng vô vọng.

Trên đây là thông tin về cấu tạo của dạ dày bò, trâu. Mong rằng với thông tin này bạn có thể trả lời câu hỏi bò có bao nhiêu cái bao tử?. Chúc các bạn có những giây phút thú vị nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *