Mùa mưa với ẩm độ cao luôn là điều kiện lý tưởng cho các loại vi sinh vật gây bệnh cũng như nấm mốc phát triển. Chăn nuôi mùa mưa nói chung và chăn nuôi gà nói riêng luôn là thách thức đối với nhiều trang trại chăn nuôi, chỉ cần chủ quan là các mầm bệnh đều có thể xâm nhập vào cơ thể gà và gây bệnh. Do đó cần chủ động trong công tác phòng bệnh và cần chẩn đoán phát hiện bệnh sớm để có hướng xử lý kịp thời. Cùng đọc bài viết về quy trình phòng bệnh cho gà dưới đây cùng Thành Công Farm nhé.

Những nguyên tắc phòng bệnh cho gà vào mùa mưa

Nguyên tắc 1: Ngăn chặn sự tiếp xúc của gà đối với mầm bệnh

Mầm bệnh tiếp xúc với gà đến từ nhiều nguồn: Gà bị bệnh, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh, phương tiện vận chuyển nhiễm mầm bệnh, chuột, côn trùng và chim hoang dã…Để ngăn chăn các nguồn lây nhiễm này, người chăn nuôi nên giữ chuồng trại  được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo độ sáng tốt, không khí thông thoáng, khô ráo, ấm áp. Đặc biệt phải che được gió lùa, mưa tạt, tránh để gà bị dính nước mưa. Các dụng cụ chăn nuôi như máng thức ăn, máng nước phải được cọ rửa, sát trùng thường xuyên. Chất độn trong chuồng cũng nên thay mới theo định kỳ. Tốt nhất nên nuôi mỗi lứa cách nhau từ 15 đến 20 ngày, không nên nuôi liền kề nhau dễ dẫn đến phát sinh dịch bệnh.

Nguyên tắc 2: Nâng cao sức đề kháng cho gà

Cho gà ăn khẩu phần đủ chất dinh dưỡng, thức ăn không ẩm, mốc không biến chất. Nước uống sạch, không có độc chất và thay thường xuyên tránh để gà mắc bệnh về tiêu hóa. Tiêm phòng triệt để với các loại vacxin. Bổ sung thêm các loại vitamin; chất khoáng, chất điện giải giúp gà tăng thêm sức đề kháng. Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, theo dõi sức khỏe thường xuyên và thải loại những con ốm, yếu ra khỏi đàn.

Phương pháp chẩn đoán và phòng một số bệnh thường gặp trên đàn gà trong mùa mưa

Bệnh cúm gia cầm:

Bệnh cúm gia cầm do vi rút Influenza A gây nên, đây là chủng vi rút có độc lực mạnh rất nguy hiểm, thường gây bệnh nặng và xảy ra ở tất cả các loại gia cầm, làm gia cầm chết hàng loạt. Bệnh có thể lây sang người.

* Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày. Nhiều gà ốm và chết đột ngột. Gà bệnh có biểu hiện thần kinh, mệt mỏi, nằm ủ rũ, đầu gục xuống và đi loạng choạng, kém ăn, khát nước nhiều. Đầu, mặt phù nề, sưng mọng, mí mắt viêm, chảy nước mắt và nước mũi, mào tích dày lên do thủy thủng, có nhiều điểm xuất huyết. Vùng da trụi lông tím tái, lông xơ xác, khuỷu chân và bên ngoài bàn chân, da chân có xuất huyết lốm đốm, tiêu chảy mạnh, phân lỏng (lúc đầu có màu xanh sáng, sau là màu trắng) và hậu môn chảy máu.

gà.jpg

Gà mắc bệnh cúm gia cầm, xuất huyết mí mắt, mặt, đầu tím. Da chân xuất huyết.

* Biện pháp phòng, chống bệnh: Tiêm vaccine H5N1; Cách ly chăn nuôi tốt, đảm bảo nguồn con giống sạch bệnh, bổ sung các loại vitamin, khoáng với một trong những sản phẩm sau: Vime-Glucan: 5g/2 kg thức ăn; Vimix plus: 1g/7 kg thể trọng hoặc 1g/1-1,2 lít nước; Aminovit: 1g/10 lít nước. Phun thuốc sát trùng 2- 3 lần/tuần (tùy quy mô và mật độ nuôi) để diệt trừ mầm bệnh ở ngoài môi trường, áo quần, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển: VimeIodine: 15 ml/4 lít nước hoặc Vimekon: 10g/2lít nước.

Xem Thêm:   Đội tuyển bóng đá quốc gia Na Uy - Lịch sử, đội hình, thành tích và HLV trưởng

Bệnh Newcastle:

Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh “dịch tả gà”, do virut Newcastle là loại ARN virut gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh của loài gà.

* Triệu chứng: Gà nung bệnh từ 5-6 ngày và biểu hiện lờ đờ, kém ăn, uống nhiều nước ngực ướt, thở khó, ho. Phân lỏng màu xanh trắng có mùi tanh khẳm, đôi khi có máu, hậu môn phân ướt dính bết. Mào tím, có thể phù nề quanh đầu. Gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng có vỏ mềm. Tỷ lệ chết tăng dần và đạt tới 50 – 90% tùy theo đàn. Một số con không chết có triệu chứng động kinh, quay tròn, đầu rúc vào bụng.

* Biện pháp phòng, chống bệnh: Không có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh. Phòng bệnh sử dụng vaccine Lasota nhỏ mắt mũi lần 1 cho gà 5-7 ngày tuổi, sau 2 tuần nhỏ lần 2, tiêm vaccine lần 3 cho gà lúc 16-18 tuần tuổi. Nếu nuôi gà sinh sản thì tiêm nhắc lại trước khi gà vào đẻ. Nếu đàn gà bị dịch, xác gà phải chôn sâu, rắc vôi. Khu chuồng nuôi phun sát trùng kỹ bằng hóa chất và rắc vôi sau đó để chuồng nghỉ 1 – 2 tháng mới nuôi tiếp.

Tuy nhiên phát hiện bệnh sớm thì tiêm kháng huyết thanh cho toàn đàn, nếu gà khỏe dần lên và không chết thì sau đó 7 – 8 ngày phải tiêm vacxin Newcastle hệ 1 ngay theo quy trình sử dụng vaccine. Dùng thuốc bồi dưỡng tăng cường sức đề kháng như B-complex, Vitamin C, Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, chất điện giải… liều theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc.

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD)

Bệnh hô hấp mãn tính  do vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum gây nên. Bệnh gây viêm thanh dịch có fibrin ở niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp trên và các thành túi hơi.

* Triệu chứng: Gà con những ngày đầu bị bệnh thấy dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu trong sau đặc lại và nhầy trắng. Gà ho, thở khò khè về đêm, ăn ít, gầy ốm. Ở gà lớn thở khò khè, chậm lớn, đẻ giảm, trứng đổi màu, vỏ xù xì.

* Biện pháp phòng, trị bệnh: Phòng bệnh: tiêm vắc-xin dưới da cho gà bố mẹ từ 35 – 40 ngày tuổi. Điều trị bệnh: Dùng Tiamulin phòng bệnh 1g/8 lít nước uống 3 ngày/tuần, gà đẻ uống 1 tuần/tháng, liều chữa dùng liều gấp đôi liều phòng và uống trong 3 – 5 ngày. Ngoài ra nếu dùng Tylosin phòng bệnh 1g/4 lít và chữa dùng liều 1g/2 lít nước, điều trị 3 – 5 ngày. Các thuốc khác cũng tốt như Gentamycin, Gentadox, Tetramycin. Kết hợp uống B.complex và cải thiện môi trường nuôi gà, giảm mật độ và giữ ấm khi trời mưa, lạnh.

Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm, do vi khuẩn Pasteurell Aviseptica gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, những thời điểm giao mùa. Bệnh thường xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ ốm không cao nhưng chết rất cao.

* Xác định triệu chứng bệnh: Giai đoạn cấp tính gà chết đột ngột với tỷ lệ cao. Chúng có trạng thái mỏi mệt, mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân ỉa chảy thất thường có màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. Giai đoạn 4 – 5 ngày tích sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc.

* Biện pháp phòng, trị bệnh: Tiêm phòng bằng vắc-xin theo quy trình. Ngoài ra phòng bằng kháng sinh dùng một trong các loại sau: Cosumix 2g/lít nước, Tetracylin 1g/4 lít, Flumequin, Sunfamerazin, Sunfaquynoxalin liều 20mg/kg thể trọng (hoặc 1 g/lít nước). Cần chú ý vệ sinh chuồng và dụng cụ để giảm khí độc và mật độ vi khuẩn có trong chuồng nuôi.

Xem Thêm:   Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Lắp Đặt Máy Phun Sương Làm Mát Đơn Giản Nhất

Điều trị bệnh: Các thuốc trên dùng tăng liều gấp đôi và sử dụng từ 3-5 ngày, ngoài ra nếu bệnh nặng tiêm Gentamycin kết hợp Ampicillin tiêm bắp 50mg/kg thể trọng trong 3 ngày. Danotryl 2ml/lít nước hoặc Doxyt fort 1g/lít nước.

Lịch Phòng Bệnh Bằng Vắc Xin Cho Gà Hiệu Quả Nhất

Dưới đây là lịch tiêm phòng cho gà, bà con có thể tham khảo để bổ sung kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi của mình. Lịch tiêm phòng có thể thay đổi tùy từng vùng, từng giống gà khác nhau, bà con cũng cần tham khảo thêm hướng dẫn của thú y địa phương. Lịch tiêm phòng cụ thể như sau:

  • 1 ngày tuổi:  phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB), pha 10ml nước cất + 1 lọ vaccin IB chủng H120,  100 liều sau đó, 2 giọt/con, nhỏ mũi hoặc miệng.
  • 3 ngày tuổi: phòng bệnh Niu-cát-xơn (bệnh gà rù), pha 10ml nước sinh lý mặn đã làm mát + 1 lọ vaccin Niu-cát-xơn chủng F 100 liều, 2 giọt/con, nhỏ miệng hoặc mắt ( mỗi bên mắt 1 giọt).
  • 7 ngày tuổi:  phòng bệnh đậu gà, pha 1ml nước sinh lý mặn đã làm mát + 1 lọ vaccin đậu gà lọ 100ml dùng kim chủng nhúng vào lọ vaccin, chủng vào mặt trong cánh gà.
  • 10 ngày tuổi: Phòng bệnh truyền nhiễm Gumboro,  pha 10ml nước sinh lý mặn đã làm mát + 1 lọ vaccin Gumboro lọ 100 liều, 2 giọt/con, nhỏ miệng hoặc mắt (mỗi bên mắt 1 giọt).
  • 15 ngày tuổi: Phòng bệnh Cúm gia cầm, tiêm dưới da cổ vắc xin H5N1 liều 0.3ml/con. Bệnh này rất nguy hiểm có thể lây sang người nên thú y viên cần chú ý tiêm đúng lịch.
  • 21 ngày tuổi: tiêm nhắc lại bệnh Niu-cát-xơn chủng Lasota, pha 10ml nước sinh lý mặn đã làm mát + 1 lọ vaccin Niu-cát-xơn  chủng Lasota,  100 liều, nhỏ mắt 2 giọt/con, hoặc pha 500ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5ml/con.
  • 24 ngày tuổi: Phòng lại bệnh Gumboro bằng vaccin Gumboro, pha 500ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con
  • 40 ngày tuổiPhòng bệnh Tụ huyết trùng: vaccin Tụ Huyết trùng, liều 0.5ml/con, tiêm dưới da cổ hoặc da ức.
  • 2 tháng tuổi: Phòng bệnh Niu-cát-xơn bằng vaccin Niu-cát-xơn chủng M, pha 50ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, liều 0.5ml/con, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực.

Chú ý: Việc dùng vắc-xin phòng bệnh là rất quan trọng, nhưng người chăn nuôi vẫn cần đồng thời thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y phòng bệnh, cụ thể:

– Chăn nuôi theo hướng cùng vào cùng ra.

– Chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo cách ly và kiểm soát vào, ra khu vực chăn nuôi (trại chăn nuôi) đối với vật nuôi mới nhập về, con người, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ, thức ăn, nước uống, động vật khác…

– Vệ sinh làm sạch chuồng nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi.

– Xử lý chất thải trong chăn nuôi như vật nuôi bệnh, chết, phân, rác, nước thải…

– Khử trùng nhằm loại bỏ những mầm bệnh còn sót lại sau khi đã vệ sinh làm sạch chuồng trại, dụng cụ và thiết bị phục vụ chăn nuôi.

Quy trình thực hiện phòng bệnh cho gà hiệu quả

1. Điều kiện chung

Có chuồng nuôi gà và khu chăn nuôi cách xã nhà ít nhất 20 m và các hộ xung quanh 30 m và riêng biệt với các loài vật nuôi khác.
Có hàng rào xung quanh khu vực chăn nuôi

2. Chuẩn bị nuôi

– Tẩy rửa vệ sinh toàn bộ khu vực chuông nuôi, phun thuốc sát trùng một trong các loại thuốc sau: ChloraminB 0,2%, Biocid 0,3%, Virkon 0,5%, Iodin 0,3% ….. quét vôi trắng nên chuồng, tường và hàng lang, để khô và phun lại lần cuối trước khi thả gà vào nuôi 1 ngày, Nêu khu đã chăn nuôi thì phải có thời gian để trông chuồng ít nhất là 2 tuần.
– Các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, cót quây phải được tẩy rửa, phun thuốc sát trùng, phơi nắng cho khô
– Chất độn chuồng được phơi khô và sát trùng
– Các thiết bị chăn nuôi nhu chụp sưởi, máng ăn, máng uống phải được sắp đặt sẵn trong quầy và phải bật chụp sưởi cho ăn trước khi thả gà mới nở vào.
– Xung quanh chuồng phải chuẩn bị hệ thống bạt che, được phun khử trùng hoặc sông focmom và thuốc tím (17,5g thuốc tím + 35 ml focmon cho 1m3 chuồng nuôi) trước khi đưa vào sử dụng.
– Xác định diện tích nền chuồng để quây gà cho thích hợp
– Lối ra vào chuông nuôi phải có hố sát trùng hoặc khay đựng thuốc sát trùng hoặc vôi bột.
– Diệt chuột và các loại côn trùng khu vực xung quanh và chuồng nuôi.
– Phát quang cây cối xung quang khu vực chăn nuôi, làm cỏ, phát quang bụi cây, khơi thông cống rãnh
– Vệ sinh sân chơi, bãi chăn thả, phun thuốc khử trùng. Không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc Bảo vệ thực vật trong khu vực bãi thả, khu chăn nuôi

Xem Thêm:   Ampro Là Gì? Có Công Dụng Gì Trong Chăn Nuôi Và Cách Sử Dụng

3. Vệ sinh thú y trong quá trình chăn nuôi

+ Công việc hàng ngày
– Cọ rửa hố sát trùng và thay nước sát trùng
– Phát hiện gà ốm, yếu nuôi cách ly. Gà chết phải được thu gom và đưa ra khu sử lý.
– Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống trước khi cho gà ăn
– Thay ngay chất độn chuồng khi bị ướt
– Cọ rửa hố sát trùng và thay nước sát trùng thường xuyên
– Quyét dọn vệ sinh nơi để thức ăn và đường đi vào chuồng trại
+Vệ sinh sát trùng chuồng nuôi hàng tuần
– Phun xịt thuốc sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi tuần/lần
– Quét mạng nhện, bụi xung quanh chuồng nuôi
– Phát quang cây cối xung quang khu vực chăn nuôi, làm cỏ, phát quang bụi cây, khơi thông cống rãnh
+ Công việc hàng tháng
– Thay toàn bộ chất đồn chuồng nếu cần
– Phun xịt trừ bọ, mạt các loại ở khu vực kho, đầu chuồng nuôi bằng thuốc sinh học.
– Quyét vôi dọn vệ sinh trong và ngoài chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ chuồng nuôi
– Cọ rửa bồn, bể chứa nước

4. Vệ sinh chuồng trại sau mỗi đợt nuôi

–  Tháo dỡ toàn bộ máng ăn, uống và dụng cụ chăn nuôi ra khỏi chuồng
– Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi
– Để trống chuồng ít nhất 15 ngày

5. Kiểm tra sức khỏe đàn gà, xử lý gà ốm, chết

– Kiểm tra sức khỏe đàn gà: Thường kiểm tra vào đầu giờ sáng về các điều kiện bất thường của đàn gà như liệt chân, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, ho, khó thở… kiểm tra tình trạng ăn uống, kiểm tra phân…
– Xử lý gà ốm, chết: Cách ly gà ốm ra khỏi đàn, sử lý ngay con chết bằng cách đốt hoặc chôn sâu cùng vôi bột hoặc thuốc sát trùng. Không sử dụng thức ăn thừa của đàn gà bệnh cho đàn khác,

6. Xử lý chất thải

Bổ sung các chế phẩm sinh học vào thức ăn, nước uống để giảm tỷ lệ mắc bệnh đường ruột cho gà, đồng thời giảm mùi hôi của phân. Có thể pha chế phẩm sinh học phun thẳng vào chuồng nuôi, chất độn chuồng để khử mùi hôi, giảm khí độc. Phân gà có thể xử lý bằng cách ủ với chế phẩm sinh học sử dụng làm phân bón sẽ giúp giảm ô nhiễm môi trường do phân, ngoài ra rất tốt cho cây trồng. Nếu không sử dụng chế phẩm sinh học ta cho vào bao ni lông buộc kín để trong thời gian nhất định phân hoai có thể sử dụng được.
+ Lưu ý sử dụng chất sát trùng
– Xem kỹ liều lượng tỷ lệ pha ghi trên nhãn thuốc. Chỉ sử dụng thuốc rõ nguồn gốc được phép lưu hành
– Không nên phun trực tiếp vào con vật, trước khi phun khử trùng phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thuốc mới có tác dụng.
– Người phun phải trang bị bảo hộ như quần áo, khẩu trang, kính, ủng.

Trên đây là quy trình phòng bệnh cho gà hiệu quả và an toàn. Bà con nhớ áp dụng đúng để đảm bảo đàn gà luôn khoẻ mạnh mang lại lợi ích kinh tế cao nhé. Chúc bà con thành công nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *