Lan là loài hoa xinh đẹp và tao nhã với nhiều màu sắc, hình dạng và kích thước. Có đến hơn 22.000 loài hoa lan, và cách chăm sóc có thể khác nhau tùy từng loài. Tuy nhiên, bạn có thể làm theo một số hướng dẫn đơn giản để giữ cho chúng tươi tốt và lộng lẫy, bất kể là loài lan nào.

14 Bước Chăm Sóc Lan Tuyệt Đỉnh

Tạo Môi Trường Thuận Lợi

Sử dụng chậu trồng cây có lỗ thoát nước. Điều thiết yếu khi trồng lan là chậu cây phải có các lỗ thoát nước để nước thừa chảy ra khỏi chậu. Nếu nước không thoát ra được, cây lan có thể chết vì bị thối rễ! Nếu cây lan của bạn đang được trồng trong chậu không có lỗ thoát nước, bạn cần trồng lại cây vào chậu mới.

  • Lót đĩa hoặc khay hứng nước dưới đáy chậu để nước thừa khỏi chảy tràn lan ra sàn.

Tìm loại giá thể thoát nước nhanh chuyên dành để trồng hoa lan. Bạn có thể chọn giá thể làm từ vỏ cây hoặc từ rêu. Giá thể làm từ vỏ cây có độ thoát nước tốt và có khả năng chống úng, nhưng có thể bị phân hủy nhanh. Giá thể làm từ rêu giữ độ ẩm tốt hơn, nhưng bạn phải cẩn thận khi tưới, và có thể phải thay chậu thường xuyên hơn.

  • Nếu cây lan của bạn không được trồng trong giá thể phù hợp, bạn hãy trồng lại cây để giúp lan sinh trưởng tốt.

Đặt chậu cây gần cửa số hướng nam hoặc hướng đông, nếu có thể. Cây lan cần ánh sáng mạnh nhưng gián tiếp để có thể phát triển tốt. Nếu có điều kiện, bạn hãy đặt chậu lan gần cửa sổ hướng nam hoặc hướng đông để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng mặt trời với cường độ thích hợp. Nếu chỉ có cửa sổ hướng tây, bạn hãy che rèm để bảo vệ cho lan khỏi cháy nắng.

    1. Cửa sổ hướng bắc có thể không cung cấp đủ ánh sáng cho cây nở hoa,
Duy trì nhiệt độ trong nhà khoảng 16-24 độ C. Cây lan sinh trưởng tốt trong nhiệt độ trung bình và sẽ chết khi quá lạnh. Mặc dù nhiệt độ thích hợp sẽ khác nhau tùy vào từng loài lan, nói chung bạn nên cố gắng duy trì nhiệt độ trong nhà trên 16 độ C. Vào ban ngày, nhiệt độ nên ấm hơn ban đêm khoảng 5-8 độ C.
Tạo điều kiện cho không khí lưu thông nhẹ. Cây lan không sống trong đất, vì vậy bạn phải tạo điều kiện cho không khí lưu thông để giữ cho rễ cây khỏe mạnh. Trong những tháng có thời tiết tốt, bạn có thể mở cửa sổ để gió nhẹ thổi vào. Nếu không, bạn hãy mở quạt trần tốc độ chậm hoặc quạt quay và không hướng thẳng vào cây để không khí khỏi bị tù đọng.

Tưới nước, bón phân và cắt tỉa hoa lan

Tưới lan ngay trước khi cây khô. Quan trọng là bạn cần tưới cho lan dựa vào lượng nước mà cây cần sử dụng thay vì sau một số ngày nhất định. Cách vài ngày một lần, bạn hãy chọc nhẹ một hoặc hai ngón tay vào giá thể trồng cây, sau đó rút tay ra và xoa hai ngón tay vào nhau. Nếu không thấy độ ẩm giữa hai ngón tay, bạn nên tưới nhẹ cho lan bằng cách rót nước vào giá thể trồng lan và để cho ngấm nước. Vài phút sau, bạn hãy đổ nước trong đĩa hoặc khay hứng nước dưới chậu cây.

  • Tùy vào khí hậu, độ ẩm và giá thể trồng cây, có thể bạn cần tưới lan mỗi tuần vài lần cho đến vài tuần tưới một lần.
  • Chậu trồng lan trong suốt có thể giúp bạn xác định liệu đã đến lúc tưới cây hay chưa – nếu thấy không còn nước ngưng tụ bên trong chậu thì tức là đã đến lúc tưới cây.
Xem Thêm:   Thời Điểm Vàng Ghép Lan Tốt Nhất Giúp Lan Khoẻ Đẹp

Phun sương cho lan hàng ngày nếu độ ẩm trong nhà bạn dưới 40%. Cây lan sinh trưởng tốt nhất trong môi trường có độ ẩm 40-60%. Bạn có thể mua dụng cụ đo độ ẩm ở trung tâm làm vườn hoặc siêu thị để kiểm tra độ ẩm trong nhà. Nếu độ ẩm đo được dưới 40%, bạn hãy dùng bình xịt để phun sương nhẹ lên cây lan và giá thể trồng cây mỗi ngày một lần.

  • Nếu độ ẩm trong nhà cao hơn 60%, bạn nên dùng máy hút ẩm trong phòng có đặt chậu lan để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.

Bón phân cho cây lan mỗi tháng một lần khi cây ra hoa. Dùng phân bón cân đối dạng lỏng, chẳng hạn như 10-10-10 hoặc 20-20-20. Pha một nửa nồng độ và bón cho cây mỗi tháng một lần trong thời gian cây nở hoa. Không tưới nước trong vòng vài ngày sau khi bón phân, nếu không, các chất dinh dưỡng có thể ngấm ra ngoài theo nước.

  • Sau thời gian hoa nở, tán cây sẽ ngừng phát triển. Bạn có thể tưới và bón phân ít đi cho đến khi những chiếc lá mới bắt đầu mọc lại.

Cắt bỏ các cành đã ra hoa khi hoa tàn. Hoa lan không nở hoa quá một lần trên cùng một cành, ngoại trừ lan hồ điệp (Phalaenopsis). Nếu trồng lan hồ điệp, bạn hãy cắt cành hoa ngay bên trên 2 mắt dưới cùng của cành khi hoa tàn. Với các loài lan có củ bẹ, bạn hãy cắt cành ngay bên trên củ bẹ.Với những loài lan khác, bạn cần cắt cành càng sát xuống giá thể trong chậu càng tốt.

  • Củ bẹ là phần thân to, dày tại gốc của từng chồi.
  • Luôn dùng dụng cụ đã khử trùng để cắt tỉa lan.
Xem Thêm:   Bí Quyết Trồng Lan Đơn Thân Chỉ Nhà Vườn Mới Biết

Xử lý sâu bệnh

Loại bỏ rệp vảy và sâu ăn bột bằng tay. Dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của rệp vảy và sâu ăn bột là lá cây dính và có mốc đen như bồ hóng. Bạn có thể dùng tay bắt tất cả sâu bọ nhìn thấy được ở mặt trên và mặt dưới lá cây, cũng như trên những cuống hoa.

Rửa lá nhiễm sâu bọ bằng nước xà phòng. Sau khi bắt sâu bọ bằng tay, bạn hãy pha vào cốc hoặc bát một chút nước rửa bát với nước ở nhiệt độ phòng. Nhúng giẻ mềm vào dung dịch, sau đó lau nhẹ từng chiếc lá và cuống hoa. Nước xà phòng sẽ làm sạch chất nhựa dính và bồ hóng, đồng thời tiêu diệt lũ bọ còn sót.
Xịt thuốc trừ sâu lên cây lan nếu vấn đề vẫn còn dai dẳng. Khi đã bắt sâu bọ bằng tay và rửa lá cây mà vẫn còn thấy dấu hiệu xâm nhiễm trên cây, bạn hãy đến trung tâm làm vườn tìm mua một loại thuốc trừ sâu an toàn cho cây lan. Nhớ sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.
Cắt bỏ các mô bị bệnh. Nếu bạn phát hiện lá cây lan bị đổi màu hoặc lốm đốm (có màu kem, vàng, nâu hoặc đen), có lẽ là cây lan của bạn đã bị bệnh. Bước đầu tiên là loại bỏ càng nhiều mô nhiễm bệnh càng tốt. Dùng kéo cắt cây để cắt những chiếc lá, cành và hoa nhiễm bệnh. Nhớ khử trùng dụng cụ làm vườn trước và sau khi loại bỏ mô bệnh.

  • Trong một số trường hợp, có lẽ tốt nhất là loại bỏ hẳn cây bị nhiễm để khỏi lây lan bệnh.
Xem Thêm:   Tuyệt Chiêu Trồng Lan Càng Cua Đẹp Hoa Nở Mãi Không Hết

Trị bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm bằng thuốc chống nấm hoặc thuốc diệt khuẩn. Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lan bao gồm bệnh thối nâu, thối đen và đốm nâu, với đặc điểm là các đốm đậm màu trên lá cây hoặc củ bẹ. Các bệnh nhiễm nấm thường gặp bao gồm bệnh tàn lụi và thối rễ, có biểu hiện rễ cây, củ bẹ và lá cây bị thối rữa. Sau khi cắt bỏ mô nhiễm bệnh, bạn hãy xịt thuốc chống nấm hoặc thuốc diệt khuẩn lên cây lan, tùy vào bệnh của cây.

  • Bạn có thể tìm mua các sản phẩm này tại trung tâm làm vườn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *