Gừng là loại gia vị quen thuộc

Gừng là một loại cây trồng rất quan trọng, được dùng làm gia vị và làm thuốc. Trồng gừng thương mại ở Việt Nam phần dùng tiêu thụ trong nước và sản suất khẩu một số lượng nhỏ.Gừng có tên khoa học là Ginger: là cây thân rễ thuộc họ Zingiberaceae, và được cho là có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Nó được nhân giống thông qua thân rễ hay còn gọi là củ.

Tổng Quan Về Cây Gừng

Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm. Thân rễ mầm lên thành củ, lâu dần thành xơ. Lá mọc so le, không cuống, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vỏ có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc.

Gừng là loại gia vị quen thuộc
Gừng là loại gia vị quen thuộc

1.2. Phân bố

Gừng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy củ ăn và làm thuốc, dùng trong nước và xuất khẩu.

1.3. Bộ phận dùng

Thân rễ hay thường gọi là củ, là bộ phận của cây được sử dụng để làm thuốc.

1.4. Thành phần hóa học

Trong gừng có 2 – 3% tinh dầu, chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic. Ngoài ra còn có chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola. Vị cay có trong Gừng là do hoạt chất zingeron.

Chọn Đất Để Trồng Gừng

Gừng phát triển tốt ở vùng có khí hậu nóng ẩm. Nó chủ yếu được trồng ở vùng nhiệt đới. Củ gừng cần có lượng nước tương đối vào thời điểm trồng cho đến khi thân rễ nảy mầm. Cần lượng nước đầy đủ trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây và thời tiết khô ráo trong khoảng một tháng trước khi thu hoạch.

Loại đất thích hợp để trồng gừng

Gừng phát triển tốt nhất ở những loại đất thoát nước tốt như đất thịt pha cát, đất đỏ hoặc đất đá ong. Lý tưởng nhất là đất thịt tơi xốp, giàu mùn. Tuy nhiên, gừng là một cây trồng phá đất (lấy cạn chất dinh dưỡng của đất), vì thế không nên trồng gừng liên tục năm này qua năm khác mà nên luân canh trồng các loại cây khác.

đất trồng gừng

Thời điểm trồng gừng

Bạn có thể bắt đầu trồng gừng vào đầu mùa xuân ( tháng 1, tháng 2) hoặc cuối mùa xuân ( tháng 4-5). Ngoài ra vào thời điểm cuối năm ( tháng 10-11-12) cũng có thể bắt đầu trồng gừng.

Thời gian phát triển, sinh trưởng của gừng đến lúc thu hoạch là 8 – 10 tháng ( tùy từng giống).

Kỹ thuật trồng gừng chi tiết

1. Ươm gừng giống

Chọn giống: các giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở Long An).

Chọn củ gừng giống đã già (gừng cựu, phần thân chính của nhánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên). Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt,cắt nhẵn,chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.

 

ươm củ gừng giống

Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần. Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng.

2. Chuẩn bị đất trồng

Đất được cày xới tơi xốp, loại bỏ cỏ dại và rác. Tạo thành luống cao 15cm, rộng 1m và chiều dài tùy theo kích thước khu vườn. Khoảng cách giữa các luống đất ít nhất là 50cm.

Ủ luống đất trước khi trồng hạn chế sâu bệnh và sinh vật gây hại. Kỹ thuật ủ được thực hiện bằng cách phủ hoàn toàn luống đất bằng các tấm polythene và phơi nắng trong thời gian 20-30 ngày trước khi trồng gừng.

3. Cách trồng

Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau, với hàng cách hàng 40 -50 cm và cây cách cây 30 -40 cm. Đặt của gừng giống đã chuẩn bị trước sâu dưới đất 5 -7 cm. Mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang nếu của giống có nhiều mắt mầm/chồi. Lấy một lớp đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.

 

cách trồng gừng

Chăm sóc cây gừng

1. Tưới nước

Tuy gừng là cây ưa nước và ẩm nhưng khả năng chịu úng của cây khá kém. Vì thế cần đảm bảo hệ thống thoáng nước tốt, tránh để nước ứ đọng trong thời gian dài.

Để gừng phát triển và cho năng suất cần phải cung cấp độ ẩm cho đất trong suốt quá trình sinh trưởng. Vào thời điểm mới trồng, mỗi ngày bạn nên tưới 1-2 lần bằng thùng vòi búp sen đều đặn , nếu như trời mưa thì có thể không cần tưới.

Ngưng tưới trước khi thu hoạch củ gừng, sau khoảng thời gian 7-8 tháng kể từ ngày trồng. Đó là thời điểm cây rụng hết lá và sắp được thu hoạch củ.

kỹ thuật trồng gừng

2. Bón phân

Bón lót: Phân hữu cơ là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất trồng gừng, dùng tro trấu mục, rơm mục: 2 tấn trộn với 2 tấn phân hữu cơ bón cho 1.000 m2 (một sào đất).

Bón thúc: Sau khi trồng từ 20-30 ngày, bón 250-300kg NPK 15-9-17+TE, sau đó bón thúc vào các thời điểm 90-100 ngày và 150-160 ngày sau khi trồng với khối lượng 250kg NPK cho mỗi lần bón cho 1ha .

3. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu đục thân là loài gây hại chủ yếu cho cây gừng. Nó xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng bảy đến tháng mười. Khi phát hiện các chồi bị sâu đục phá hại cần cắt bỏ tiêu hủy. Có thể sử dụng dầu neem (0.5%) hữu cơ để kiểm soát loại sau này.

Thối thân hoặc rễ cũng là một loại bệnh phổ biến khi trồng gừng. Trong khi chọn địa điểm trồng gừng cần chú ý vùng đó thoát nước tốt, tránh đọng nước làm cây bị nhiễm bệnh.

Thu hoạch củ gừng

Tùy vào nhu cầu sử dụng gừng mà có thể thu hoạch củ gừng ở những thời điểm khác nhau. Nếu cần loại gừng còn non làm gia vị nấu ăn, bạn có thể bắt đầu thu hoạch gừng sau 4 đến 5 tháng sau khi trồng.

 

thu hoạch củ

Thông thường củ gừng được thu hoạch khi cây gừng đã hoàn toàn trưởng thành, thời gian thu hoạch gừng là từ 10 – 12 tháng kể từ ngày trồng. Khi đó củ gừng đã trưởng thành có thể bảo quản được lâu và mùi vị của gừng hoàn hảo nhất.

Dấu hiệu nhận biết cây gừng đã trưởng thành và sẵn sàng thu hoạch là khi lá gừng vàng và thân rụng. Thu hoạch bằng cách tay dùng nĩa đào.

Phòng trừ sâu bệnh

Một số sâu bệnh phổ biến thường gặp trên gừng * Sâu hại: Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Sâu đục vào bên trong và ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm đáng kể năng suất gừng.

* Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 – 2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.

Bệnh hại:

  • Bệnh cháy lá: Bệnh do nấm Fusarium gây nên, thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây.
  • Bệnh thối củ: Thối xanh: Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước, củ và thân cây gừng bị bệnh và lây lan rất nhanh qua vết thương do cơ học hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng.

Phòng trừ: Do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau: Ngay sau thu hoạch vụ trước (đối với đất trồng chuyên) hoặc trước khi tiến hành xuống giống, cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy thân cây dư thừa (nguồn lưu tồn bệnh); Tránh để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nưới tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở chân đất không bị ngập úng; Bón lót phân hữu cơ sinh học Better để phòng bệnh cho cây trồng vì trong phân có men sinh học có tác dụng đối kháng với mầm bệnh trong đất); Bón lót vôi với liều lượng 50 – 100 kg/1.000 m2 để xử lí đất; Luân canh cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn.

  • Thối vàng: Bệnh do nấm Fusarium tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài. Bệnh có triệu chứng vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm; trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và teo lại có phủ lớp tơ màu trắng.
    Xử lí giống bằng các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox với liều lượng thích hợp để diệt các mầm bệnh;
Xem Thêm:   Full | Kỹ Thuật Trồng Tiêu Đạt Năng Suất Cao Ít Bệnh Chi Tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *