Bosai là nghệ thuật thu nhỏ thu nhỏ thiên nhiên đưa vào khuôn viên ngôi nhà bạn. Trong thế giới tự nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, môi trường,địa hình, khí hậu, ….mà cây có những dáng thế khác nhau, từ đó người chơi bonsai đã khái quát hóa thành những kiểu dáng bonsai cơ bản. Hàng triệu cây trong thế giới bonsai đều chỉ thuộc một trong 4 dáng cơ bản: huyền, hoành, trực, xiêu. Trong đó bonsai dáng huyền mang nét nhẹ nhàng, uyển chuyển, thơ mộng và khoáng đạt. Hãy cùng chúng tôi khám phá dáng cây độc đáo này bạn nhé!

Cây bonsai dáng huyền là gì?

Cây bonsai dáng huyền là cây có phần gốc trong chậu nhưng thân cây lại trườn qua mép chậu đổ xuống về phía dưới đáy chậu. Trong thiên nhiên, những cây có dáng này phải sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất. Có thể nói hoàn toàn không hề có một chút thuận lợi, dường như chỉ có khó khăn bất hạnh.

Bonsai dáng huyền

Đặc điểm cây cảnh dáng huyền

Cây dáng huyền là cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như dòng thác đổ. Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α > 90o

Bonsai dáng huyền

Để tạo dáng cây dạng này không quá khó, không kén cây, tuy nhiên vấn đề khó nhất là cần chọn gốc thật chuẩn để có cây bonsai cổ thụ mới giá trị.

Cây dáng huyền giống như một ngọn thác chảy qua những ghềnh đá cheo leo

Cây đã mọc ở sườn núi đá, lại không có đất ăn, rễ cây phải tự tiết ra hàm lượng axit phá hủy bề mặt đá dần dần từng tý, từng tý một, hết sức kiên trì bám hốc đá mà duy trì sự sống. Trong khi thiên nhiên lại khắc nghiệt, luôn gieo tại họa: nắng lửa, mưa ngàn, bão tố, lũ quét … khủng khiếp. Cây có thể bị bật gốc, đổ dốc ngược ngọn theo dốc núi.

Xem Thêm:   Kỹ Thuật Ủ Trứng Sâu Canxi- Tỷ Lệ Nở Cao

Giá trị của cây dáng huyền

Trong môi trường tự nhiên, những cây dáng này phỉa sống trong hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã nhất, dường như chỉ thấy có bất hạnh mà không hề có chút ưu ái nào.

Bonsai dáng huyền

Cây đã mọc ở vách núi dựng đứng, hiểm trở, cheo leo, lại còn không có đất để ăn, rễ cây tự rút ruột mình ra từng chút axit nhỏ nhoi từng ly, từng tý một để phá hủy dần dần bề mặt đá, hết sức nhẫn nại, kiên trì bám hốc đá để tồn tại. Không chỉ có thế, thiên nhiên lại vô cùng khắc nghiệt, luôn gieo những tai họa khủng khiếp: lũ quét, nắng lửa, báo tố, mưa ngàn….cây có thể bị đổ dốc tuột khỏi sườn núi, bật gốc bất kỳ lúc nào thế mà vẫn kiên cường bám trụ và khoe dáng kiêu hãnh. Ý chí kiên cường của cây cũng được ví như người quân tử dù gặp hoàn cảnh khốn cùng nào cũng mạnh mẽ vươn lên, dâng hiến cho đời hoa thơm trái ngọt.

Bonsai dáng huyền

Vẻ đẹp của cây dáng huyền được đúc kết từ khó khăn, gian khổ nên rất có hồn, có chiều sâu. Ngắm cây dáng thác đổ ta cảm nhận được sự nhẹ nhàng, uyển chuyển, kỳ thị, thơ mộng nhưng khoáng đạt. Với sức sống mãnh liệt, sự kiên cường vươn lên cây vẫn sống lơ lửng treo leo giữa mây trời, ngọn hướng về gốc rễ, cội nguồn. Từ dáng cây ta lại liên tưởng đến dáng người, dù có trải qua muôn vàn sóng gió, khổ đau, khó khăn, gian truân nhưng vẫn can trường tiến bước, hi vọng vào một ngày mai tươi sáng.

Cây Dáng huyền khi được đưa vào chậu, kê đôn trân trọng, nghệ thuật cây cảnh như khắc họa lời tuyên ngôn: Con người Việt, dân tộc Việt dũng cảm kiên cường nhưng cũng vô cùng lãng mạn.

Cách trồng cây bonsai với kỹ thuật ghép cành xuyên qua thân cây

Là một kỹ thuật quan trọng, ghép cành xuyên qua thân cây thường được thực hiện để tạo thêm những nhánh cây mới trên cây gốc. Giống như cái tên phức tạp của nó, kỹ thuật này rất khó thực hiện và thường chỉ thành công khi bạn thực sự có tay nghề và có kinh nghiệm. Để ghép cành xuyên qua thân cây, bạn tiến hành theo các bước sau:

  • Lựa chọn vị trí ghép, đó là vị trí mà bạn muốn có thêm một nhánh cây để dáng bonsai trở nên hoàn hảo hơn. Mặt khác, chỉ khi vị trí đó không thể áp dụng kỹ thuật ‘tỉa cành ép nhánh’ để có được một nhánh cây như mong muốn thì bạn mới buộc phải sử dụng kỹ thuật ghép cành xuyên qua thân cây này nhé. Tiếp nữa là vị trí ghép phải ở nằm ở đoạn thân đủ lớn để khi khoan lỗ xuyên qua thân cây, vết thương sẽ không làm cây chết hay làm chững quá trình phát triển của cây lại.
  • Tiếp đến là bạn chọn cành để ghép vào cây. Đó phải là cành nhỏ, dài, mềm để dễ uốn nắn và xuyên qua thân cây đã khoan lỗ. Cành ghép này có thể lấy ở một vị trí khác từ chính cây bonsai bạn muốn ghép hoặc lấy từ một cây khác cùng loài.
Xem Thêm:   Vietlott Max 4D Là Gì? Mua Vietlott Max 4D Ở Đâu Uy Tín?

  • Khi đã chọn được cành ghép phù hợp, bạn bắt đầu khoan một lỗ xuyên qua thân cây bằng một mũi khoan nhỏ để thăm dò trước, sau đó mới khoan rộng dần ra cho đến khi nó đủ rộng để xuyên cành ghép vào. Lưu ý là lỗ khoan này không được rộng quá vì nếu rộng quá thì không những vết thương lâu lành mà gốc cây còn mất nhiều thời gian mới ‘ôm’ sát được cành ghép. Lỗ khoan cũng không được hẹp quá vì khi xuyên cành ghép vào lỗ sẽ dễ làm chết những mầm non khác trên cành.
  • Sau khi khoan lỗ xong, bạn tuốt hết lá trên cành ghép, tránh chạm tới mắt mầm ở dưới nách lá nhé. Sau đó cẩn thận đút cành ghép vào lỗ khoan, riêng với cành cây mềm thì cố gắng thực hiện công đoạn này bằng cách rút nhánh cây chứ không đẩy để tránh cho việc cành cây bị oằn.
  • Để cành ghép phát triển tốt thì không thể bỏ qua công đoạn chăm sóc trong cách trồng cây bonsai này, chẳng hạn như loại bỏ mầm mới nhú ở ‘đầu vào’ lỗ khoan để tập trung dinh dưỡng nuôi sự phát triển của mầm ở ‘đầu ra’.
  • Khi cành ghép ở ‘đầu ra’ phát triển to hơn ‘đầu vào’, trên lý thuyết là bạn đã có thể cắt bỏ phần gốc cành ở đầu vào nhưng đừng vội làm như thế nhé vì lúc này, cành cây đầu ra vẫn đang nhận được dinh dưỡng của cả thân cây gốc và cây bố mẹ. Đặc biệt, khi cắt bỏ ‘đầu vào’, bạn nên cắt sao cho vẫn chừa lại một đoạn cành để cành ‘đầu ra’ thích nghi dần với việc mất đi ‘bố mẹ’ và chỉ còn nhận được dinh dưỡng từ thân cây mà nó mới được ghép vào. Sau đó 3 – 4 ngày, bạn có thể cắt bỏ hoàn toàn đoạn cành đã chừa lại rồi dùng bột nhão trám khít lại nhé. Như vậy là bạn đã hoàn thành tất cả các bước của kỹ thuật ghép cành xuyên qua thân cây rồi đấy.
Xem Thêm:   Nuôi Sâu Canxi Bằng Hỗn Hợp Men Vi Sinh - Siêu Lợi Nhuận

Cách trồng cây bonsai với kỹ thuật ghép rễ

Bên cạnh các kỹ thuật chiết, ghép cành ở trên thì kỹ thuật ghép rễ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp tạo cho cây những bộ rễ tuyệt đẹp. Đối với cây bonsai, rễ không chỉ có chức năng giúp cây đứng vững, giúp cây lấy nước và chất dinh dưỡng từ đất mà còn là một phần giúp tạo thế, tạo dáng nữa.

Thường thì người chơi sẽ cố biến bộ rễ cây nổi trên mặt đất trở nên sần sùi, già cỗi để tăng thêm vẻ đẹp ‘cổ thụ’ của cây, đồng thời che giấu khuyết điểm bằng cách sử dụng nhiều rêu, đá và cỏ che chắn.

Cách chăm sóc và tạo hình bonsai

Kỹ thuật ghép rễ có thể được thực hiện ở bất cứ loại cây bonsai nào, từ cần thăng, gừa, mai chiếu thủy đến sanh, si hay sộp… Miễn là rễ dùng để ghép được lấy từ một cây khác cùng loài với rễ gốc là được.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *